Page 83 - SCK Mot so va de ve thua ke theo quy dinh cua phap luat VN
P. 83
di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc, người có quyền, nghĩa vụ tài
sản liên quan tới nội dung di chúc và người chưa đủ 18 tuổi, người không có năng
lực hành vi dân sự. Quy định này nhằm mục đích đảm bảo sự vô tư, khách quan
của người làm chứng, đồng thời cũng hạn chế tình trạng có việc cưỡng ép, giả
dối... trong việc lập di chúc.
+ Di chúc bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực: Theo quy định tại
Điều 635 BLDS: “Người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực
bản di chúc”.
Người lập di chúc có quyền yêu cầu công chứng nhà nước chứng nhận hoặc
UBND xã, phường, thị trấn (gọi là UBND cấp xã) chứng thực bản di chúc. Người
lập di chúc có thể lập sẵn di chúc, sau đó mang tới công chứng nhà nước hoặc
UBND cấp xã yêu cầu chứng nhận, chứng thực bản di chúc. Như vậy, trường hợp
người lập di chúc lập sẵn di chúc thì không nhất thiết phải ký trước mặt người có
thẩm quyền chứng nhận, chứng thực vì pháp luật không "bắt buộc". Tuy nhiên,
người lập di chúc phải tự mang di chúc đến cơ quan công chứng, chứng thực mà
không được ủy quyền cho người khác. Khi yêu cầu chứng nhận bản di chúc,
đương sự phải nộp bản di chúc và xuất trình giấy chứng minh thư nhân dân, nếu
trong bản di chúc có việc chuyển tài sản của họ cho người khác mà tài sản đó theo
quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu thì phải xuất trình giấy chứng
nhận quyền sở hữu về tài sản.
Công chứng viên phải kiểm tra các giấy tờ do đương sự xuất trình, xác định
năng lực hành vi của người lập di chúc; công chứng viên phải đặt các câu hỏi để
xác định người lập di chúc có minh mẫn, sáng suốt, có bị lừa dối, đe dọa hoặc
cưỡng ép không. Việc công chứng phải đảm bảo bí mật, trong trường hợp cần
thiết có thể ghi âm lời nói của người lập di chúc. Sau khi kiểm tra nội dung bản
di chúc, công chứng viên chứng nhận bản di chúc đó. Công chứng viên không
chứng nhận bản di chúc thông qua người đại diện, không chứng nhận bản di chúc
có nội dung trái pháp luật, trái đạo đức xã hội. Bản chính di chúc, băng ghi âm
phải được lưu trữ tại Phòng Công chứng nhà nước hoặc UBND cấp xã nơi đã
công chứng di chúc đó.
Trong trường hợp người lập di chúc yêu cầu sửa đổi, bổ sung di chúc đã
được công chứng thì việc sửa đổi, bổ sung di chúc cũng được thực hiện công
chứng theo thủ tục như khi lập di chúc.
Pháp luật cũng quy định cho phép công dân lập di chúc tại công chứng nhà
nước hoặc UBND cấp xã. Theo quy định tại Điều 636 BLDS năm 2015 thì thủ
81