Page 85 - SCK Mot so va de ve thua ke theo quy dinh cua phap luat VN
P. 85
định của điều luật này có thể tự viết di chúc hoặc nhờ người khác viết hộ, nhưng
cũng như bất kỳ di chúc nào, người lập di chúc buộc phải ký vào di chúc.
Người có thẩm quyền xác nhận vào di chúc của những quân nhân này phải
thỏa mãn hai điều kiện: phải là thủ trưởng đơn vị của chính người quân nhân đó
và người thủ trưởng này phải từ cấp đại đội trở lên. Ví dụ: Đại đội trưởng, sư đoàn
trưởng, lữ đoàn trưởng...
Thực tiễn có những trường hợp chưa được quy định. Đó là trường hợp nếu
người quân nhân có điều kiện để yêu cầu cơ quan công chứng hoặc chính quyền
cơ sở chứng nhận, chứng thực nhưng họ không yêu cầu, mà lại đề nghị thủ trưởng
đơn vị của mình từ cấp đại đội trở lên xác nhận thì di chúc có phát sinh hiệu lực
pháp luật hay không; Trường hợp phó thủ trưởng đơn vị từ cấp đại đội trở lên của
người lập di chúc xác nhận hoặc thủ trưởng đơn vị dưới cấp đại đội xác nhận thì
di chúc có phát sinh hiệu lực không.
Hai trường hợp nêu trên không thỏa mãn những yêu cầu đặt ra theo quy định
tại khoản 1 Điều 638 BLDS năm 2015. Mặt khác, di chúc này cũng chưa thỏa
mãn Điều 634 BLDS năm 2015 vì chưa đủ số người làm chứng cho việc lập di
chúc. Tuy nhiên, việc đánh giá di chúc này không có hiệu lực pháp luật cũng là
không đúng, mà có hai khả năng phát sinh, quyết định đến hiệu lực pháp luật của
di chúc:
Một là, nếu như di chúc do chính người lập di chúc (quân nhân) tự tay viết
và ký vào bản di chúc thì đã thỏa mãn quy định tại Điều Điều 633 BLDS năm
2015 về di chúc bằng văn bản không có người làm chứng. Vì vậy, việc có thêm
xác nhận như hai trường hợp nêu trên sẽ là xác nhận với tư cách của nhân chứng
và lại càng tăng thêm giá trị pháp lý của di chúc. Trường hợp này, di chúc có hiệu
lực pháp luật.
Hai là, nếu di chúc lại do người lập di chúc nhờ người khác viết, sau đó người
lập di chúc ký hoặc điểm chỉ thì di chúc không có hiệu lực pháp lý vì chỉ có một
người làm chứng (thủ trưởng đơn vị từ cấp đại đội trở lên xác nhận trong trường
hợp người có điều kiện yêu cầu công chứng, chứng thực nhưng không yêu cầu, phó
thủ trưởng đơn vị từ cấp đại đội trở lên và thủ trưởng đơn vị dưới cấp đại đội nếu
có xác nhận thì chỉ có ý nghĩa như người làm chứng cho việc lập di chúc).
Đây là vấn đề mà thực tiễn có thể xảy ra mà nhà làm luật cần phải dự liệu,
các nhà áp dụng pháp luật phải tính đến để hướng dẫn việc áp dụng pháp luật
thống nhất trong cả nước, tránh những cách hiểu khác nhau.
83