Page 90 - SCK Mot so va de ve thua ke theo quy dinh cua phap luat VN
P. 90

cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người

          di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên
          hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng
          thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có

          thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng”

               Bản chất của di chúc miệng là việc định đoạt tài sản sau khi chết đi của người
          để lại di sản bằng lời nói. Pháp luật quy định về việc lập thành văn bản ngay sau

          đó của những người chứng kiến (ít nhất 2 người) khi “nghe” người để lại di sản
          nói. Sau khi người làm chứng ghi chép lại một cách trung thực ý chí của người

          lập di chúc miệng thì cần ký tên điểm chỉ vào biên bản làm chứng việc di chúc
          miệng. Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày người lập di chúc thể hiện ý chí cuối
          cùng thì những người được thừa kế di chúc và những người làm chứng phải ra

          văn phòng công chứng hoặc UBND xã, phường nơi người để lại di chúc cư trú để
          chứng thực di chúc và xác minh chữ kí, điểm chỉ của người làm chứng theo

          nguyên tắc, trình tự, thủ tục công chứng, chứng thực.

               Bên cạnh đó, để nội dung di chúc được khách quan và đảm bảo đúng tinh thần,
          ý chí của người để lại di sản thì những người làm chứng phải là người không liên

          quan đến nội dung di chúc miệng. Những người không được làm chứng cho việc
          lập di chúc bao gồm: người được thừa kế theo di chúc miệng, bố, mẹ đẻ, bố mẹ

          nuôi, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi của người lập di chúc; người có quyền và nghĩa
          vụ liên quan đến tài sản để lại trong di chúc hoặc người chưa thành niên, người bị
          mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành

          vi không được làm chứng cho việc lập di chúc.

               Điều kiện thứ ba: Về thời hạn có hiệu lực của di chúc miệng

               Khoản 2 Điều 629 BLDS năm 2015 quy định: “Sau 03 tháng, kể từ thời điểm

          di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc
          miệng mặc nhiên bị hủy bỏ”.

               Di chúc miệng chỉ có hiệu lực trong thời hạn 03 tháng, kể từ thời điểm di

          chúc miệng được xác lập và trong thời hạn này, nếu người lập di chúc miệng chết
          thì di chúc miệng đó có hiệu lực. Nhưng nếu sau 03 tháng kể từ thời điểm di chúc
          miệng được lập ra mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc

          miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.

               Hiểu như thế nào về trường hợp người lập di chúc miệng còn sống, minh

          mẫn, sáng suốt là thật sự cần thiết. Đó là những cơ sở pháp lí nhằm xác định di



                                                     88
   85   86   87   88   89   90   91   92   93   94   95