Page 86 - SCK Mot so va de ve thua ke theo quy dinh cua phap luat VN
P. 86
Trường hợp thứ hai: Di chúc của người đang đi trên tàu biển, máy bay có
xác nhận của người chỉ huy phương tiện đó.
Trong trường hợp người lập di chúc không thể yêu cầu cơ quan công chứng,
chứng thực xác nhận vào di chúc, người có thẩm quyền xác nhận vào di chúc
chính là người chỉ huy của tàu biển, máy bay. Chưa có hướng dẫn cụ thể như thế
nào là "đang đi trên tàu biển, máy bay".
Các nhà làm luật dự phòng người lập di chúc không có điều kiện để yêu cầu
cơ quan công chứng, chứng thực xác nhận vào di chúc. Vì vậy, sân bay, bến cảng
mà máy bay, tàu biển hạ cánh, cập bến quy định ở điều luật này phải là sân bay,
bến cảng của Việt Nam. Trường hợp máy bay, tàu biển đã hạ cánh, cập bến tại
sân bay, bến cảng của Việt Nam rồi mà di chúc vẫn chỉ được xác nhận của người
chỉ huy máy bay, tàu biển thì việc xác nhận này coi như xác nhận của nhân chứng,
tương tự như phần di chúc của quân nhân tại ngũ.
Trường hợp thứ ba: Di chúc của người đang điều trị tại bệnh viện, cơ sở chữa
bệnh, điều dưỡng khác có xác nhận của người phụ trách bệnh viện, cơ sở đó.
Người đang điều trị tại bệnh viện, cơ sở chữa bệnh, điều dưỡng có thể được
điều trị nội trú hoặc được điều trị ngoại trú. Vì pháp luật không quy định cụ thể,
chi tiết cho nên "người đang điều trị tại bệnh viện, cơ sở chữa bệnh, điều dưỡng
khác" có thể được hiểu là cả hai trường hợp trên.
Bệnh viện, cơ sở chữa bệnh thường có địa điểm tại nơi thuận lợi giao thông,
nơi trung tâm dân cư và thường gần nơi công chứng hoặc chứng thực. Mặt khác,
trường hợp những người được điều trị ngoại trú thường là những người bệnh còn
nhẹ, khả năng đi lại vẫn tốt. Việc pháp luật dân sự quy định như trên là tạo điều
kiện thuận lợi cho người lập di chúc.
Trường hợp thứ tư: Di chúc của người đang làm công việc khảo sát, thăm
dò, nghiên cứu ở vùng rừng núi, hải đảo có xác nhận của người phụ trách đơn vị.
Người lập di chúc theo quy định này có thể là những cán bộ thuộc cơ quan
nhà nước, nhưng cũng có thể là cá nhân đi làm theo hợp đồng lao động được cử
đến rừng núi, hải đảo để làm công việc khảo sát, thăm dò, nghiên cứu về một vấn
đề gì đó theo quy định của pháp luật. Do điều kiện công tác ở vùng sâu, vùng xa
nên những người này gặp nhiều khó khăn trong việc đi đến cơ quan công chứng,
chứng thực. Vì vậy, pháp luật đã cho phép di chúc của những người đang làm
công việc khảo sát, thăm dò, nghiên cứu ở vùng rừng núi, hải đảo chỉ cần có xác
nhận của người phụ trách đơn vị thì di chúc đó đã có giá trị như di chúc được
84