Page 84 - SCK Mot so va de ve thua ke theo quy dinh cua phap luat VN
P. 84

tục lập di chúc tại cơ quan công chứng hoặc UBND cấp xã theo những thủ tục:

          Người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước công chứng viên hoặc
          người có thẩm quyền chứng thực của UBND cấp xã. Công chứng viên hoặc người
          có thẩm quyền chứng thực có nghĩa vụ ghi chép đầy đủ và trung thực nội dung do

          người lâp di chúc công bố. Người lập di chúc ký tên hoặc điểm chỉ vào bản di
          chúc sau khi xác nhận bản di chúc đã được ghi chép đầy đủ và chính xác, thể hiện
          trung thực ý chí tự định đoạt của mình. Công chứng viên hoặc người có thẩm

          quyền chứng thực của UBND xã ký vào bản di chúc.

               Trong trường hợp người lập di chúc không đọc được hoặc không nghe được
          bản di chúc, không ký hoặc không điểm chỉ được thì phải nhờ người làm chứng

          và người này phải ký xác nhận trước mặt công chứng viên hoặc người có thẩm
          quyền chứng thực của UBND cấp xã. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền
          chứng thực của UBND cấp xã chứng nhận bản di chúc trước mặt người lập di

          chúc và người làm chứng.

               Người lập di chúc cũng có quyền yêu cầu công chứng viên tới chỗ ở của
          mình để lập di chúc. Việc công chứng viên lập di chúc tại nơi ở của người lập di

          chúc phải có ít nhất hai người làm chứng. Thủ tục lập di chúc tại chỗ được tiến
          hành như thủ tục lập di chúc tại công chứng nhà nước hoặc UBND cấp xã.

               + Di chúc bằng văn bản có giá trị như di chúc được công chứng, chứng thực:
          Đây là những trường hợp đặc biệt mà pháp luật dự liệu, người lập di chúc không

          có điều kiện để yêu cầu công chứng nhà nước hoặc UBND cấp xã chứng nhận,
          chứng thực. Theo quy định tại Điều 638 BLDS năm 2015 có những trường hợp

          sau đây:

               Trường hợp thứ nhất: Di chúc của quân nhân tại ngũ có xác nhận của thủ
          trưởng đơn vị từ cấp đại đội trở lên, nếu quân nhân không thể yêu cầu công chứng

          nhà nước chứng nhận hoặc UBND cấp xã chứng thực.

               Người lập di chúc phải là quân nhân đang tại ngũ, tức là đang ở một đơn vị
          nhất định trong quân đội. Người quân nhân này lập di chúc, nhưng không có điều
          kiện để yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền chứng nhận, chứng thực di chúc.

          Ví dụ, trường hợp người quân nhân đóng quân ở hải đảo, nơi chỉ có quân đội,
          không có cơ quan công chứng, chứng thực. Hoặc trường hợp người quân nhân
          đang làm nhiệm vụ đặc biệt, cần che giấu thân phận như đang là quân nhân của

          cơ quan an ninh quân đội...

               Trong trường hợp này, pháp luật không quy định rõ, không bắt buộc người
          lập di chúc phải tự viết bản di chúc. Vì vậy, người quân nhân lập di chúc theo quy



                                                     82
   79   80   81   82   83   84   85   86   87   88   89