Page 89 - SCK Mot so va de ve thua ke theo quy dinh cua phap luat VN
P. 89
xác định người này còn có khả năng lập di chúc bằng văn bản hay không để xác
định di chúc bằng lời nói của họ lúc đó là hợp pháp. Di chúc miệng thường được
lập khi một người đang trong cơn hấp hối và nghĩ rằng mình không có khả năng
qua khỏi. Ví dụ người này đang điều trị một căn bệnh, đột nhiên rơi vào tình trạng
nguy kịch mà không ai ngờ tới hoặc những trường hợp bị đột quỵ, xuất huyết não
do sự việc xẩy ra đột ngột trong hoàn cảnh như vậy người đó nghĩ tới bản thân
không thể qua khỏi thì những lời nói của họ đề cập đến việc sẽ phân chia tài sản
cho ai được xem là một di chúc bằng miệng đã được thiết lập. Những trường hợp
tính mạng chưa thật sự bị cái chết đe dọa, vẫn còn điều kiện để có thể lập được di
chúc bằng văn bản thì di chúc bằng miệng không được xem là hợp pháp.
Việc lập di chúc miệng trên thực tế diễn ra khá phổ biến nhưng do nhận thức
còn hạn chế của người dân về quy định của pháp luật liên quan đến di chúc miệng
mà hầu hết di chúc miệng đều không đáp ứng được yêu cầu theo quy định. Từ đó,
mặc dù di chúc miệng thể hiện ý chí của người lập di chúc nhưng sau khi người
đó chết đi thì di chúc miệng đó không được thực hiện trên thực tế vì không đáp
ứng theo yêu cầu của pháp luật.
Mặc dù bản chất đó chính là di chúc miệng nhưng lại không đáp ứng được
yêu cầu theo quy định của pháp luật đó là “tính mạng bị đe dọa” và “không được
lập thành văn bản ngay sau đó”. Nhiều tranh chấp yêu cầu chia di sản thừa kế
theo quy định của pháp luật vì di chúc miệng bị vô hiệu và đây cũng là lý do gây
mất đoàn kết của nhiều gia đình hiện nay.
Thời điểm người lập di chúc miệng nói về việc phân chia tài sản là thời điểm
họ đang bị đe dọa về tính mạng do sức khỏe, bệnh tật nhưng họ vẫn phải đảm bảo
về mặt trí óc minh mẫn, sáng suốt và không bị ai lừa dối, đe dọa, cưỡng ép để nói
ra việc để lại tài sản mà không thể hiện đúng ý chí, nguyện vọng của họ. Nội dung
của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi phải lập di chúc bằng văn bản và
phải được cha, mẹ, người giám hội đồng ý về việc lập di chúc mà không thuộc
trường hợp được thiết lập di chúc miệng.
Điều kiện thứ hai: Về các thủ tục cần tiến hành sau khi người để lại di sản
thể hiện di chúc miệng
Ngoài việc đáp ứng theo quy định tại Điều 629 BLDS năm 2015 thì để di
chúc miệng được coi là hợp pháp còn phải đáp ứng được yêu cầu theo quy định
tại khoản 5 Điều 630 BLDS 2015 như sau:
“Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí
87