Page 8 - 3. Noi dung 3_Phat trien quan he giua truong THCS voi cac ben lien quan_Tai lieu sinh vien
P. 8
Việt Nam ở nước ngoài tham gia hoạt động đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng, chuyển
giao khoa học và công nghệ ở Việt Nam. Tăng cường giao lưu văn hoá và học
thuật quốc tế.
- Có chính sách hỗ trợ, quản lí việc học tập và rèn luyện của HS, sinh viên
Việt Nam đang học ở nước ngoài và tại các cơ sở giáo dục, đào tạo có yếu tố nước
ngoài tại Việt Nam.
4.2. Một số biện pháp tăng cường lỉên kết, hợp tác quốc tế
- Tăng cường kí kết và triển khai thực hiện các văn bản hợp tác với các
trường học, các tổ chức quốc tế, nâng cao chất lượng hợp tác quốc tế ở tất cả các
khâu, các mặt nhằm tranh thủ sự hỗ trợ tối đa của các tổ chức, cơ quan nước ngoài
để phát triển sự nghiệp đào tạo và nghiên cứu khoa học của trường.
- Tăng cường quảng bá, xúc tiến triển khai các hoạt động đào tạo hướng tới
nước ngoài.
- Chủ trọng xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ GV có trình độ cao để
thực hiện họp tác quốc tế trong điều kiện hợp tác các bên cùng có lợi vì sự phát
triển trong điều kiện đa phương hoá hiện nay.
- Tích cực tạo nguồn tài chính để tăng khả năng mở rộng hợp tác quốc tế;
mặt khác, cần chủ động tìm và tạo nguồn hỗ trợ cho hợp tác quốc tế từ các doanh
nghiệp, các tổ chức xã hội trong và ngoài nước.
- Tăng cường cử GV, cán bộ quản lí ra nước ngoài học tập, giảng dạy và
nghiên cứu; đồng thời mở rộng việc nhận chuyên gia các nước đến trường để
giảng dạy và nghiên cứu nhằm tạo điều kiện cho đội ngũ GV của trường có cơ hội
tiếp cận và hoà nhập trình độ của khu vực và thế giới. Khai thác triệt để các quan
hệ hợp tác quốc tế nhằm mở rộng hình thức “du học tại chỗ” cho cán bộ, GV và
HS.
- Gắn các chương trình đào tạo, nghiên cứu khoa học với hoạt động hợp tác
quốc tế: Xây dựng các chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học trong một số
lĩnh vực đặc thù, phù hợp sở trường của nhà trường và được nhiều nơi quan tâm
như: các dự án khoa học, dự án môi trường,...
- Thường xuyên tổ chức và tham gia các cuộc thi, hội nghị, hội thảo khoa
7