Page 5 - 3. Noi dung 3_Phat trien quan he giua truong THCS voi cac ben lien quan_Tai lieu sinh vien
P. 5

học tập trong toàn xã hội, làm cho nền giáo dục trở thành nền giáo dục dành cho

                  mọi người, tạo cơ hội để mọi người ở mọi lứa tuổi đều có điều kiện học tập thường

                  xuyên, học tập suốt đời. Trong xã hội hoá giáo dục ở từng nơi, từng lúc, mỗi cá

                  nhân có thể là người giáo dục, hoặc người được giáo dục và thông qua các hoạt

                  động, mỗi người đều tự giáo dục, tự điều chỉnh mình.

                         2.4. Đa dạng hoá các nguồn đầu tư cho giáo dục

                         Thực hiện “nhà nước và nhân dân cùng làm”, cuộc vận động xã hộí hoá

                  giáo dục trong những năm qua đã là một phong trào cách mạng của quần chứng

                  làm giáo dục, thu hút được sự tham gia và quản lí của các cấp chính quyền địa

                  phương, các ngành, các đoàn thể, tổ chức xã hội, tôn giáo, các cơ sở sản xuất, các

                  gia đình, các cá nhân trong và ngoài nước. Trong đó, sự đóng góp của cha mẹ HS

                  là lớn nhất. Đóng góp của xã hội ngày càng tăng về số lượng và hình thức:

                         - Xây dựng, sửa chữa cơ sở vật chất, trường lớp, tạo cảnh quan sư phạm,

                         - Tăng cường trang thiết bị giáo dục và giảng dạy cho nhà trường.


                         - Chăm lo cho HS, nhất là HS nghèo diện chính sách và khó khăn, khuyến
                  khích HS giỏi phát triển tài năng, giúp đỡ các hoạt động giáo dục ngoài giớ lên


                  lớp.
                         - Chăm lo cho GV, giúp GV hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.


                  3. Quan hệ phối hợp và trách nhiệm giải trình của nhà trường với cha mẹ
                  học sinh


                         Ban đại diện cha mẹ HS là tổ chức tự nguyện của cha mẹ HS, được thành
                  lập với sự hỗ trợ của nhà trường, tổ chức và hoạt động theo Điều lệ Ban đại diện


                  cha mẹ HS, Điều lệ nhà trường. Quan hệ giữa nhà trường và Ban đại diện cha mẹ

                  HS là bình đẳng, hợp tác.

                         3.1. Vị trí vai trò của Ban đại diện cha mẹ học sinh

                         Ban đại diện cha mẹ HS có tầm quan trọng đặc biệt, là một trong các giải

                  pháp phát huy vai trò của gia đình trong sự nghiệp giáo dục. Qua Ban đại diện cha

                  mẹ HS, gia đình tham gia công tác giáo dục một cách có tổ chức, tiếng nói của

                  gia đình với nhà trường tăng “trọng lượng”, đồng thời phát huy sức mạnh tập thể

                  của cha mẹ HS tham gia vào các hoạt động giáo dục và xây dựng nhà trường.

                                                               4
   1   2   3   4   5   6   7   8   9