Page 4 - 3. Noi dung 3_Phat trien quan he giua truong THCS voi cac ben lien quan_Tai lieu sinh vien
P. 4
2.1. Xây dựng môi trường nhà trường
Nhà trường cần trở thành một trung tâm văn hoá của địa phương, xây dựng
từ cảnh quan nhà trường, cơ sở hạ tầng, nền nếp, kỉ cương, không khí học tập,...
Đặc biệt là xây dựng mối quan hệ lành mạnh, trong sáng giữa thầy và trò, giữa
bạn bè, giữa cá nhân và tập thể,... Đó là quan hệ giữa con người với con người,
những quan hệ xã hội tốt đẹp nhăm xây dựng nét bản chất nhất trong đạo đức,
trong nhân cách HS.
2.2. Xây dựng môi trường gia đình
Gia đình có tầm quan trọng đặc biệt trong giáo dục. Song môi trường gia
đình cũng có những hạn chế tuỳ thuộc vào từng gia cảnh. Vì thế, các lực lượng xã
hội chăm lo cho giáo dục thì phải lo xây dựng môi trường gia đình HS. Các địa
phương có phong trào xây dựng gia đình văn hoá. Các tổ chức xã hộí chú ý hỗ trợ
cho gia đình có những điều kiện cần thiết cho việc giáo dục con cái.
2.3. Xây dựng môi trường xã hội tích cực
Các lực lượng xã hội như các tổ chức chính trị — xã hội, cộng đồng xã,
phường, thôn xóm, cá nhân, các ngành, cơ quan, đơn vị kinh tế, y tế, quân đội, kể
cả các trường đóng trên địa bàn, các cơ sở sản xuất như họp tác xã, cơ sở dịch vụ
có thể phát huy khả năng giáo dục và cần liên kết họ lại để tạo ra những tác động
giáo dục tích cực. Thực hiện “cộng đồng trách nhiệm” theo những nội dung khác
nhau, với những khả năng và mức độ khác nhau có thể dẫn đến những kết quả:
tạo ra môi trường hoạt động và giao lưu mang tính giáo dục như tổ chức các hoạt
động xã hội, vui chơi giải trí, thể dục thể thao, sinh hoạt hè, tham quan du lịch,
sinh hoạt Đoàn - Đội, các ngày lễ hội, các hoạt động ngoại khoá và hoạt động
ngoài nhà trường theo chủ điểm giáo dục trên địa bàn dân cư.
Dưới sự hướng dẫn của người lớn, những hoạt động này giáo dục HS về
nhiều mặt. Trong đó, hiệu quả giáo dục về mặt xã hội là rất lớn, tạo ra sự hỗ trợ
các điều kiện tinh thần cho công tác giáo dục của nhà trường và việc học của HS
ở trường, ở nhà, ở xã hội; đặc biệt là việc xây dựng động cơ và thái độ học tập
đúng đắn cho HS, tạo ra dư luận trong làng xóm, cộng đồng về giá trị của việc
được giáo dục, giá trị của học vấn đối vớí cá nhân và xã hội. Xây dựng phong trào
3