Page 112 - Giáo lý Hôn Nhân
P. 112
10. Ma chay
10.1. Trong thánh lễ an táng cũng nhƣ trong những dịp cầu nguyện cho các tín
hữu đã qua đời, Hội Thánh cử hành mầu nhiệm phục sinh, xác tín rằng những ngƣời
đã tin vào Đức Kitô và đã chịu phép Rửa tội để nên chi thể Ngài, sẽ đƣợc cùng Ngài
vƣợt qua sự chết mà đến sự sống. Vì thế, mọi lời dẫn giải, lời ca, lời kinh trong các
dịp ấy phải diễn tả đƣợc niềm hy vọng vào đời sống vĩnh cửu. Trong tinh thần đức
tin, thân nhân của ngƣời mới qua đời cũng cần tỏ ra can đảm, bình an, tránh khóc
lóc ai oán.
10.2. Ngƣời Công giáo đón nhận tất cả những gì tốt đẹp trong truyền thống dân
tộc về việc tôn kính ông bà tổ tiên cũng nhƣ về việc mai táng, nhƣng dứt khoát loại
bỏ những chi tiết không phù hợp với đức tin, nhƣ coi ngày giờ, coi phƣơng hƣớng, rải
giấy vàng bạc, vẽ bùa, đập chén bát khi động quan, vv...
10.3. Tang phục: Nên có một dấu hiệu nào đó để nói lên tâm tình đau buồn
thƣơng tiếc tự nhiên của ta, nhƣng không nên để nó che mờ nỗi vui mừng lớn lao
đích thực của ngƣời con vừa đƣợc gọi về nhà Cha và niềm hy vọng vào một ngày kia
sẽ gặp lại ngƣời ấy trong hạnh phúc quê trời. Tránh những tang phục rƣờm rà gây
cảm tƣởng mình hoàn toàn mất mát, thất vọng ê chề và những gì không rõ ý nghĩa.
10.4. Mọi cách diễn tả trong tang lễ cũng nhƣ trong việc thờ kính tổ tiên phải có
ý nghĩa rõ ràng chính xác, hợp với đức tin và tình yêu thƣơng. Làm một hành vi, ta
phải hiểu ý nghĩa của hành vi đó. Ví dụ, việc rảy nƣớc thánh và vái kính thi hài phải
đƣợc hiểu đúng:
- Rảy nƣớc thánh trên thi hài là để nhớ rằng nhờ nƣớc rửa tội, ngƣời tín hữu
đã đƣợc ghi tên vào số những ngƣời đƣợc sống đời đời.
- Thắp nhang đèn, vái kính trƣớc thi hài tín hữu là vì thân xác ấy đáng tôn
trọng: lúc còn sống, thân xác ấy đã là đền thờ Chúa Thánh Thần, và giờ đây
đang đợi chờ ngày sống lại.
10.5. Trong việc cầu nguyện cho ngƣời quá cố, Lời Chúa là phần quan trọng,
nên chọn đoạn Kinh Thánh cho thích hợp.
10.6. Ngƣời hƣớng dẫn các giờ cầu nguyện nên làm phấn khởi lòng trông cậy
của thân nhân ngƣời quá cố, cũng nhƣ hun đúc niềm tin của mọi ngƣời đang hiện
diện, nhƣng phải liệu sao để không làm phật lòng những ngƣời đang buồn phiền.
11. Lễ giỗ
Việc cầu nguyện trong ngày giỗ vừa để cảm tạ Chúa đã giải thoát các bậc tổ
tiên, đƣa về hƣởng nhan Chúa, vừa để cầu xin Chúa sớm giải thoát những ngƣời
đang phải ở luyện ngục (thƣờng đối với những ngƣời mới qua đời, ta hƣớng tới việc
cầu hồn, còn đối với những ngƣời đã qua đời từ lâu, ta có thể tin vào lòng Chúa nhân
từ mà dâng lời cảm tạ). Ngay cả những vị đã chết mà không chịu phép Rửa tội, ta
vẫn tin rằng Thiên Chúa nhân từ và đầy quyền năng đã có cách cứu vớt họ trong Đức
Kitô và nhờ Đức Kitô.
Giờ kinh tối sẽ theo ngày trong tuần, với lời nguyện giỗ. Nếu là cầu hồn, thì
theo mẫu canh thức cầu nguyện cho tín hữu đã qua đời.
Cũng đừng quên rằng chúng ta có thể cầu nguyện với những bậc tổ tiên đang
đƣợc hƣởng hạnh phúc với Thiên Chúa. Nói đúng hơn, ta có thể xin họ cầu nguyện
với Chúa cho ta. Khi còn sống, họ đã yêu thƣơng cầu nguyện cho ta, thì khi đã về với
Chúa, họ còn yêu thƣơng ta hơn và lời cầu nguyện của họ còn hữu hiệu hơn.
Giáo Lý Hôn Nhân Gia Đình / Ủy Ban Giáo Lý HĐGM.VN 112