Page 109 - Giáo lý Hôn Nhân
P. 109

Bài 20: Những ngày lễ của gia đình


                                                                                  Ngọt ngào tốt đẹp lắm thay,
                                                                        anh em được sống vui vầy bên nhau.
                                                                                                      (Tv 133,1)
                        Mỗi gia đình đều có những ngày lễ riêng, đánh dấu những biến cố vui, buồn của
                  gia đình. Chẳng hạn nhƣ ngày giỗ của ông bà, cha mẹ, ngày kỷ niệm thành hôn của
                  vợ chồng, ngày sinh nhật, ngày lễ bổn mạng của một ngƣời trong gia đình... Những
                  ngày lễ của gia đình là dịp để mọi ngƣời trong gia đình quây quần bên nhau trong
                  tình yêu thƣơng hiệp nhất, vun xới thêm tình gia đình.
                        Đầu  năm,  mỗi  gia  đình  nên  ghi  các  ngày  lễ  của  gia  đình  mình  vào  cuốn  lịch
                  Công giáo để dễ nhớ.
                  1. Lễ Gia tiên

                        Trong Cựu Ƣớc, Thiên Chúa thƣờng tự xƣng là Thiên Chúa của Abraham, của
                  Ixaác, của Giacop, nghĩa là Thiên Chúa các tổ phụ. Ngài không phải là Thiên Chúa
                  của kẻ chết, nhƣng là Thiên Chúa của ngƣời sống.         232[1]  Bên kia cái chết, các bậc tiền
                  nhân đã thực sự “sống khôn thác thiêng” đều đang sống trong Thiên Chúa. Các tín
                  hữu ở trần gian kết hợp với họ trong mầu nhiệm các thánh thông công. Do đó, khi
                  bày tỏ lòng hiếu kính, nhớ đến gia tiên tổ phụ, ngƣời Công giáo không làm một sự
                  thờ phƣợng nằm ngoài sự thờ phƣợng Thiên Chúa, nhƣng là để nhờ đó mà thêm lòng
                  biết  ơn  và  kính  mến  Thiên  Chúa  là  nguồn  mọi  tình  phụ  tử  trên  trời  dƣới  đất 233[2] .
                  Đàng khác, khi nhớ đến tổ tiên theo huyết thống, ngƣời Công giáo cũng nhớ đến các
                  tổ phụ trong đức tin.
                        Ngƣời Việt Nam thƣờng có thói quen rất tốt: mỗi khi gia đình có việc buồn vui
                  đều luôn tƣởng nhớ gia tiên và biểu lộ tâm tình ấy bằng việc cúng lễ, hoặc đơn giản
                  thắp  một  nén  nhang  trên  bàn  thờ.  Ngƣời  tín  hữu  Công  giáo  Việt  Nam  tiếp  nhận
                  truyền thống tốt đẹp ấy với một cái nhìn chính xác, phù hợp với đức tin Kitô giáo.
                        Mỗi gia đình nên có một bàn thờ gia tiên đơn sơ. Ngày tết, ngày giỗ nên giữ một
                  cây hƣơng cháy suốt ngày. Tránh những chi tiết trái với đức tin và tránh tốn kém
                  không hợp tình hợp lý. Về hình thức, cốt sao biểu lộ đƣợc tấm lòng và giúp con cháu
                  trong nhà học đƣợc tâm tình biết ơn tổ tiên và biết ơn Thiên Chúa Tạo Hoá.
                        Khi cúng lễ, cần nhắc cho mọi ngƣời trong nhà nhớ: đức tin Công giáo dạy ta
                  biết rằng ngƣời quá cố không cần đến thức ăn vật chất, các lễ vật chỉ nhằm bày tỏ
                  lòng biết ơn kính nhớ mà thôi.
                        Lễ gia tiên thƣờng do vị trƣởng tộc hoặc ngƣời cha trong gia đình chủ lễ. Nếu vị
                  này vắng mặt, thì vợ hoặc con trai hoặc con dâu trƣởng chủ lễ.
                  2. Dọn tất niên

                        Tết Nguyên đán là dịp sum họp gia đình, kính nhớ tổ tiên và thăm viếng nhau
                  để gia tăng tình thân ái. Cần loại bỏ những chi tiết phong tục quá rƣờm rà, cũng nhƣ
                  những gì đi ngƣợc lại với Tin mừng, và phải lƣu ý phát huy những gì tốt đẹp. Khởi
                  đầu là việc dọn tất niên.
                        Từ giữa tháng chạp là thời gian thuận tiện để mỗi gia đình tổng kết một năm.
                  Cha mẹ và con cái sẽ cùng nhau:
                        - Làm xong những việc cần thiết còn đọng lại.


           232[1]  x. Mt 22,32
           233[2]
                x. Ep 3,14
           Giáo Lý Hôn Nhân Gia Đình / Ủy Ban Giáo Lý HĐGM.VN                                                109
   104   105   106   107   108   109   110   111   112   113   114