Page 110 - Giáo lý Hôn Nhân
P. 110

- Tổng kết chi thu, thanh toán nợ nần.
                        - Tổng kết kinh nghiệm sống, kinh nghiệm làm việc một năm qua.
                        - Chọn hƣớng sống hoặc chủ đề giáo dục gia đình trong năm mới.
                        - Dọn mình xƣng tội cuối năm.
                        - Cha mẹ đỡ đầu thăm nom nhắc nhở con thiêng liêng (các con thiêng liêng thì
                         chúc tết cha mẹ đỡ đầu dịp cuối năm hoặc đầu năm).
                        - Cũng nên dành một tuần lễ kết bó hoa thiêng liêng tạ ơn Thiên Chúa và cầu
                         cho nhau (gồm: dâng lễ, rƣớc lễ, đọc Lời Chúa, lần hạt, hy sinh...)
                        Những  việc  trên  đây  sẽ  làm  xong  trƣớc ngày  ăn  bữa  tất  niên  (vào  ngày  cuối
                  năm hoặc một ngày nào sớm hơn, tùy tiện). Bữa ăn này đƣợc coi nhƣ để kết toán
                  mọi chuyện: còn gì phải xin lỗi nhau, hoặc góp ý xây dựng đều nói hết trong dịp này,
                  để rồi ngày đầu năm sẽ không còn phải nhắc gì đến chuyện cũ, chỉ chúc tuổi nhau
                  thật vui vẻ.
                        Cũng nên nhân bữa ăn này mà trình bày chủ đề sống của năm tới và dự tính
                  trƣớc việc vui xuân của gia đình, thu xếp sao để trẻ em khỏi lây nhiễm thói xấu cờ
                  bạc ngoài xã hội.

                  3. Tƣởng nhớ gia tiên dịp Tết Nguyên Đán

                        Dịp Tết Nguyên Đán, trong những gia đình theo đúng tinh thần Việt Nam, ẩn
                  dƣới những niềm vui rộn rã đầu xuân là cả một thực tại linh thiêng trầm mặc đầy ắp
                  không gian: cõi hữu hình và cõi vô hình đan dệt vào nhau, ông bà tổ tiên đã khuất
                  nhƣ thể đang có mặt giữa con cháu một cách thân thiết, gần gũi, linh thiêng và đầy
                  an ủi. Có đƣợc bầu khí ấy là nhờ các nghi lễ rất nghiêm túc của phụng tự gia đình.
                        Các nghi lễ này mở đầu với giờ “cúng đón” (đón ông bà về ăn tết với con cháu)
                  vào ngày 29 hoặc 30 tết, và kết thúc với giờ “cúng đƣa” (tiễn chân ông bà) vào ngày
                  mùng 3 hay mùng 4 tết (có nhà cúng đƣa từ chiều mùng 2). Ngƣời Công giáo biết
                  rằng các linh hồn đã về với Thiên Chúa vẫn hiệp thông với các tín hữu ở trần gian
                  thƣờng xuyên, chứ không riêng mấy ngày tết, cho nên không có chuyện đón ông bà
                  về ăn tết và tiễn ông bà đi. Tuy nhiên, thiết tƣởng ngày nay cả nơi đại chúng ngƣời
                  không có đạo, không mấy ai còn hiểu hai chữ đón đƣa này theo nghĩa đen, nhƣng
                  hiểu  theo  một  nghĩa  tƣợng  trƣng  sâu  sắc,  nhằm  xác  định  một  thái  độ  nội  tâm  và
                  đánh dấu khoảng thời gian họ muốn dành để tƣởng nhớ gia tiên một cách thật sâu
                  đậm, khoảng thời gian họ muốn để cho tâm hồn lắng đọng trong niềm cảm mến biết
                  ơn.
                        Trong khoảng thời gian ấy, bàn thờ gia tiên lúc nào cũng có khói hƣơng, mỗi
                  ngày ngƣời ta cúng hai ba lần vào đúng giờ cả nhà quy định trƣớc. Mỗi gia đình có
                  một ngƣời trực ở nhà để giữ cho hƣơng đèn đƣợc liên tục, và lo nấu thức ăn, đúng
                  giờ thì bày lên bàn thờ, thành tâm cầu nguyện. Ngƣời trực đóng vai đại diện gia đình,
                  luôn ở trong tâm tình cung kính trƣớc sự hiện diện của anh linh tiên tổ, để bày tỏ
                  niềm biết ơn và tƣởng nhớ. Ngày nay, cả ngƣời không có đạo cũng không mấy ai còn
                  nghĩ ông bà tổ tiên cần “ăn tết”, nhƣng ngƣời ta thấy rằng sự túc trực để bày tỏ lòng
                  thành là điều cần thiết. Đó là một tâm tình rất thiêng liêng cao quý mà bầu khí của
                  các lễ nghi gia tiên đã đem lại.
                        Khi đón nhận các truyền thống tốt đẹp của dân tộc, ngƣời Công giáo nhằm đạt
                  đƣợc phần tinh hoa, chứ không vụ vào những hình thức rƣờm rà. Tuy vậy, trong mức
                  độ  vừa  phải,  hình  thức  vẫn  cần  thiết.  Để  phục  hồi  và  phát  huy  đƣợc  bầu  khí  linh
                  thiêng thuận lợi cho tình cảm và hạnh phúc gia đình, rất cần giữ lấy những hình thức
                  diễn tả tối thiểu và chính yếu.





           Giáo Lý Hôn Nhân Gia Đình / Ủy Ban Giáo Lý HĐGM.VN                                                110
   105   106   107   108   109   110   111   112   113   114   115