Page 106 - Giáo lý Hôn Nhân
P. 106
Bài 19: Đạo Hiếu
Ai không biết lo lắng đến người thân và nhất là gia quyến mình,
thì nó đã chối bỏ đức tin, và còn tệ hơn là người không tin.
(1Tm 5,8)
Nói đến gia đình Việt Nam là nói đến đạo hiếu và tình gia tộc. Bƣớc vào cuộc
sống hôn nhân, hai vợ chồng không phải chỉ bƣớc vào cuộc sống riêng tƣ đóng kín
chỉ với riêng hai ngƣời, mà còn mở ra với cha mẹ đôi bên, cũng nhƣ với anh chị em
họ hàng.
Nhƣ chúng ta đã biết: sau ba điều răn nói về bổn phận đối với Thiên Chúa, điều
răn thứ tƣ nói về bổn phận thảo kính cha mẹ. Nhƣ thế, Kinh Thánh coi hiếu thảo là
điều răn thứ nhất và quan trọng nhất trong tƣơng quan giữa ngƣời với ngƣời 225[1] .
“Thiên Chúa muốn rằng sau Ngài, chúng ta phải tôn kính cha mẹ vì đã sinh thành và
dạy cho chúng ta biết Thiên Chúa 226[2] “. Chính Chúa Giêsu, khi đến trần gian đã nêu
gƣơng hiếu thảo cho chúng ta: Cuộc sống ở trần gian của Ngài vỏn vẹn chỉ có ba
mƣơi ba năm, nhƣng Ngài đã dành ba mƣơi năm sống hiếu thảo, vâng lời trong gia
đình Nadarét 227[3] .
1. Với cha mẹ
1.1. Khi cha mẹ còn sống
Lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ phát xuất từ sự biết ơn đối với những
bậc đã cộng tác với Thiên Chúa thông truyền cho mình sự sống, cũng nhƣ đã chăm lo
nuôi dƣỡng và giáo dục mình nên ngƣời. “Hãy hết lòng tôn trọng cha con và đừng
quên những cơn đau đớn của mẹ. Hãy nhớ rằng nhờ cha mẹ, con mới sinh ra. Làm
sao con báo đền được điều cha mẹ cho con?” (Hc 7,27-28)
Công đồng Vaticanô II dạy: “Con cái sẽ đáp lại công ơn cha mẹ với lòng biết ơn,
tâm tình hiếu thảo và tin cậy, sẽ theo đạo làm con mà phụng dƣỡng cha mẹ trong
nghịch cảnh cũng nhƣ trong tuổi già cô quạnh 228[4] “.
Khi cha mẹ còn sống, con cái bày tỏ lòng hiếu thảo qua việc: yêu mến, tôn
kính, vâng lời, chăm sóc và giúp đỡ cha mẹ.
- Yêu mến và tôn kính cha mẹ. Thiên Chúa muốn ta thật lòng yêu mến và
tôn kính cha mẹ trong tƣ tƣởng, lời nói, việc làm.
. Trong tƣ tƣởng, ta thực tình nhìn nhận cha mẹ đáng trọng kính, vì đã sinh
thành, nuôi dƣỡng, dạy dỗ, hƣớng dẫn, gây dựng hạnh phúc cuộc đời cho ta.
. Trong lời nói, ta lựa cách xƣng hô và chuyện trò thật khiêm cung, êm ái,
không bao giờ dùng những lời nói cứng cỏi, nóng nảy đối với cha mẹ.
. Trong việc làm, ta năng thăm viếng, hoặc thƣ từ, hỏi han, bày tỏ lòng yêu
mến bằng quà biếu, tìm cách làm cho cha mẹ đƣợc vui. Khi lo liệu việc trọng
đại, dù đã ở riêng, ta cũng nên bàn hỏi cha mẹ vì các ngài có ơn Chúa để giúp
ta 229[5] . “Khi trƣởng thành, con cái vẫn phải tôn kính cha mẹ, biết đón trƣớc ý
muốn của các ngài, sẵn sàng bàn hỏi và chấp nhận những lời khuyến cáo đúng
đắn của cha mẹ. Khi không còn chung sống với cha mẹ, con cái vẫn phải tôn
225[1]
x. Ep 6,1-2; Is 49,15; Is 63,16; 64,7
226[2] GLHT 2197
227[3]
x. Lc 2,51-52
228[4] MV 48
229[5]
x. Hc 3,1-16
Giáo Lý Hôn Nhân Gia Đình / Ủy Ban Giáo Lý HĐGM.VN 106