Page 101 - Giáo lý Hôn Nhân
P. 101
Trong mái trƣờng đó, cha mẹ chính là những “thày cô” đƣợc tín nhiệm và yêu thƣơng
hơn cả, vì cha mẹ là những ngƣời sống gần con cái, hiểu biết con cái và yêu thƣơng
con cái hơn hết.
3. Phải dạy những gì?
Mục tiêu của của việc giáo dục Kitô giáo là giúp con cái trở thành ngƣời và trở
thành ngƣời con Thiên Chúa. Khuôn mẫu của con ngƣời hoàn hảo đó là Chúa Giêsu,
Đấng là Con Thiên Chúa đã hạ sinh làm ngƣời để nên mẫu mực cho chúng ta noi
theo 217[3] .
Trong việc giáo dục con cái, phải để ý đến mặt nhân bản cũng nhƣ mặt đức tin.
3.1. Giáo dục nhân bản
Nền giáo dục nhân bản phải bao gồm cả ba phƣơng diện: đức, trí và thể dục.
Thể dục: dạy con vệ sinh sạch sẽ, giữ gìn sức khoẻ.
Trí dục: trau dồi cho chúng về học vấn, về nghề nghiệp, để chúng có thể
sống tự lập, xây dựng tƣơng lai cuộc đời mình, góp phần xây dựng xã hội.
Đức dục: trừ khử những thói hƣ tật xấu và tập luyện những tính tốt. Nhất
là bốn nhân đức cột trụ làm nền tảng cho những nhân đức khác: khôn ngoan,
công bằng, tiết độ và dũng cảm.
. Khôn ngoan: biết khiêm nhƣờng lắng nghe và mau mắn vâng lời; biết
suy nghĩ cân nhắc trƣớc khi làm và khi làm xong sẽ dừng lại một chút để
kiểm điểm và rút kinh nghiệm; biết xem xét và chuẩn bị kỹ để chu toàn
mọi bổn phận thật chu đáo cũng nhƣ để ứng xử đúng trƣớc những tình
thế mới.
. Công bằng: Chăm chỉ làm tròn bổn phận; yêu thƣơng mọi ngƣời, tôn
trọng của cải và quyền lợi của họ; tôn trọng của chung và biết lo cho
công ích; luôn thành thật trong lời nói và việc làm; không bao giờ gian
lận.
. Tiết độ: Có kỷ luật, đúng giờ giấc và chừng mực trong những điều nhỏ
mọn hằng ngày, trong ăn uống cũng nhƣ giải trí; tập cân nhắc đúng bậc
thang giá trị theo tinh thần Kitô giáo và biết chọn lựa cách ý thức. Biết
tiết kiệm. Dạy cho con cái biết giá trị của lao động cũng nhƣ giá trị thực
sự của của cải vật chất. Hƣớng dẫn con cái chọn thú vui giải trí cũng nhƣ
bè bạn
. Dũng cảm: Biết can đảm đứng vững trong điều tốt; biết chấp nhận
những sai lỗi của mình, tự tin và tự lập, biết lãnh nhận trách nhiệm và
hậu quả do công việc mình đã làm.
Đối với ngƣời Việt Nam, những đức tính ấy đƣợc diễn tả qua khái niệm “trung
dung”, Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Những đức tính này giúp ta biết yêu thƣơng, có lòng
biết ơn, cộng tác và nâng đỡ ngƣời khác, nói năng cũng nhƣ cƣ xử lễ độ và tế nhị,
biết suy nghĩ cân nhắc và biết tạo nên sự tin cậy lẫn nhau.
Riêng đối với nữ giới cần thêm: Công, dung, ngôn, hạnh.
Giáo dục giới tính: Ngoài ra, trong việc giáo dục nhân bản cũng phải để ý đến
217[3]
x. GLHT 459; 520
Giáo Lý Hôn Nhân Gia Đình / Ủy Ban Giáo Lý HĐGM.VN 101