Page 102 - Giáo lý Hôn Nhân
P. 102
việc giáo dục giới tính, hƣớng dẫn con cái về phái tính và tính dục. Việc giáo dục này
nhằm mục đích giúp con cái có một sự hiểu biết về tính dục phù hợp với lứa tuổi và
tầm nhận thức, để chúng sống trong sạch, trƣởng thành, xứng đáng là ngƣời nam,
ngƣời nữ nhƣ ý Chúa. Trong việc giáo dục này, cũng cần dạy cho con cái biết sử
dụng đúng đắn các phƣơng tiện truyền thông, đặc biệt về phim ảnh, internet.
Nền giáo dục nhân bản này là điều hết sức cần thiết. Đức Thánh Cha nói: “Dù
phải đƣơng đầu với những khó khăn, mà ngày nay lại thƣờng là những khó khăn to
lớn trong trách nhiệm giáo dục con cái, bậc cha mẹ cần phải tin tƣởng và can đảm
giáo dục con cái họ theo những giá trị chính yếu của đời ngƣời. Trẻ em phải lớn lên
trong một sự tự do chân chính trƣớc các của cải vật chất, biết chọn một nếp sống
giản dị và khắc khổ, vì xác tín mạnh mẽ rằng: giá trị của con ngƣời là do cái mình
làm, hơn là do cái mình có.” 218[4]
Xem đó chúng ta thấy: Để trở thành một ngƣời Kitô hữu, thì tiên vàn phải là
một ngƣời cho đúng nghĩa của nó. Hay nói một cách khác: Phải là ngƣời trƣớc đã, rồi
sau đó mới có thể là ngƣời Kitô hữu.
3.2. Giáo dục đức tin
Là ngƣời có đạo, ngoài nền giáo dục nhân bản, cha mẹ còn phải cho con cái
nền giáo dục Công giáo, nghĩa là ngay từ hồi còn tấm bé, đã phải dạy cho con cái
biết mến Chúa yêu ngƣời, biết tuân giữ những giới luật của Chúa, biết tham dự
những công việc đạo đức, biết siêng năng lãnh nhận các bí tích, nhờ đó con cái sẽ trở
thành những Kitô hữu đích thực, nghĩa là những ngƣời có Đức Kitô trong tâm hồn và
mang Đức Kitô trong cuộc sống, cũng nhƣ trở thành những ngƣời tín hữu đích thực,
nghĩa là những ngƣời có đức tin và sống đức tin của mình giữa lòng cuộc đời.
Công đồng Vaticanô II nói: “Vợ chồng đã lãnh nhận phẩm giá và chức vụ làm
cha mẹ, sẽ chăm lo chu toàn bổn phận giáo dục, nhất là về phƣơng diện tôn giáo, vì
bổn phận này liên hệ đến họ trƣớc 219[5] “.
Công đồng Vaticanô II cũng xác định nội dung của việc giáo dục Kitô giáo nhƣ
sau: “Việc giáo dục này không những chỉ giúp nhân vị đƣợc trƣởng thành, nhƣng
chính là nhằm giúp những ngƣời đã đƣợc rửa tội, để nhờ hiểu biết sâu xa hơn mầu
nhiệm cứu rỗi, thì càng ngày càng ý thức hơn về hồng ân đức tin đã nhận lãnh, biết
cách thờ phƣợng Chúa Cha trong tinh thần và chân lý (x. Ga 4, 23), nhất là qua việc
cử hành phụng vụ, cũng nhƣ đƣợc huấn luyện để biết sống theo con ngƣời mới trong
công bình và thánh thiện của chân lý (Ep 4,22-24), và nhờ vậy họ đạt tới con ngƣời
toàn thiện, chín chắn đạt tới sự sung mãn của Đức Kitô (x. Ep 4,13), góp phần làm
cho Nhiệm thể đƣợc tăng trƣởng 220[6] .
Trong việc giáo dục đức tin, cũng cần để ý tới việc giúp con cái nhận ra ơn gọi
của chúng và giúp chúng đáp lại ơn gọi đó.
Khi con cái bắt đầu học giáo lý, cha mẹ nên quan tâm tìm hiểu hệ thống các lớp
giáo lý trong giáo xứ mình. Ngay cả khi con cái chƣa đi học, nếu đƣợc, họ cũng nên
tham gia giảng dạy hoặc hỗ trợ cho các lớp giáo lý, bởi đó là cách đơn giản để nâng
cao nhận thức giáo lý của mình và tự trang bị khả năng đào tạo đức tin cho con cái.
Một số nơi, vì giới phụ huynh ít tham gia, việc giảng dạy giáo lý đƣợc giao cho lớp trẻ
và nói tới Giáo lý viên là ngƣời ta dễ nghĩ tới những anh chị chƣa lập gia đình. Thật
ra, đội ngũ Giáo lý viên phải là những ngƣời có bề dày kinh nghiệm sống, cho nên
218[4]
GĐ 37
219[5] GS 48
220[6]
x. GĐ 39
Giáo Lý Hôn Nhân Gia Đình / Ủy Ban Giáo Lý HĐGM.VN 102