Page 103 - Giáo lý Hôn Nhân
P. 103

Hội Thánh rất ƣớc mong các đôi bạn quảng đại chia sẻ sứ mạng này.

                  4. Để việc giáo dục đạt kết quả tốt

                         4.1. Đồng tâm nhất trí
                        Cha mẹ phải nhất trí với nhau trong đƣờng hƣớng và phƣơng thức giáo dục con
                  cái: Tìm hiểu tính tình, năng khiếu của con cái và phải biết dùng những phƣơng pháp
                  thích hợp để giúp chúng đạt đƣợc mục đích. Công đồng xác quyết :

                        “Gia đình là một trƣờng học phát triển nhân tính, nhƣng để gia đình có thể sống
                  trọn vẹn và chu toàn sứ mệnh mình, cần phải biết hòa hợp tâm hồn: vợ chồng phải
                  cùng nhau bàn định, cũng nhƣ cha mẹ phải ân cần cộng tác trong việc giáo dục con
                  cái 221[7] “.
                        Ngoài việc đồng tâm nhất trí với nhau, cha mẹ còn phải biết cộng tác với những
                  nhà giáo dục khác, đặc biệt là các thầy cô và các Giáo lý viên.

                         4.2. Làm gương sáng
                        Kể từ lễ đính hôn, bình thƣờng ngƣời ta chỉ còn hơn một năm để trở thành nhà
                  giáo dục. Cách hữu hiệu nhất để biến mình thành nhà giáo dục là cƣơng quyết sống
                  những gì mình muốn truyền đạt cho con cái. Khi cha mẹ thăng tiến chính bản thân,
                  nêu gƣơng đời sống tốt đẹp về nhân cách, đạo đức và các khả năng khác, con cái sẽ
                  noi theo. Đúng nhƣ ngƣời xƣa vẫn nói:
                        - Cha nào con nấy,
                         - Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà.
                        Thật vậy, đứa bé, nhất là khi còn nhỏ, chƣa có đủ trí khôn để phân biệt điều
                  phải và điều trái, điều tốt và điều xấu. Nó thƣờng bắt chƣớc những gì cụ thể đập vào
                  mắt nó. Thấy ngƣời lớn nói và làm thế nào, nó sẽ bắt chƣớc mà làm nhƣ vậy. Vì thế,
                  gƣơng sáng của cha mẹ là điều rất cần thiết trong việc giáo dục con cái. Cha ông ta
                  thƣờng nói:

                                                    Lời nói như gió lung lay,
                                                    Việc làm như tay lôi kéo.

                        Công đồng cũng xác quyết: “Đƣợc cha mẹ hƣớng dẫn bằng gƣơng sáng và kinh
                  nguyện gia đình, con cái và tất cả những ai sống trong khuôn khổ gia đình sẽ gặp
                  đƣợc con đƣờng nhân ái, cứu độ và thánh thiện dễ dàng hơn          222[8] “.

                         4.3. Tạo bầu khí gia đình đầm ấm
                        Cần tạo bầu khí gia đình lành mạnh, cởi mở, thánh thiện, hoà thuận, lạc quan
                  và biết tín nhiệm nhau. Trong Tuyên ngôn về Giáo dục Kitô giáo, Công đồng Vaticanô
                  II nói: “Chính cha mẹ có nhiệm vụ tạo cho gia đình một bầu khí thấm nhuần tình yêu
                  cũng nhƣ lòng thành kính đối với Thiên Chúa và tha nhân, để giúp cho việc giáo dục
                  toàn diện con cái trong đời sống cá nhân và xã hội trở nên dễ dàng. Do đó Gia đình
                  là trƣờng học đầu tiên dạy các đức tính xã hội cần thiết cho mọi đoàn thể         223[9] “.
                        Thƣ  chung của  Hội  Đồng  Giám  Mục  Việt  Nam  năm  1980  nơi  số  12  viết:  “Gia
                  đình của anh chị em phải trở nên nhƣ một trƣờng học về đức tin, một nơi để cầu
                  nguyện, một môi trƣờng sống bác ái yêu thƣơng và rèn luyện tinh thần tông đồ để

           221[7]
                GS 52
           222[8]  MV 48
           223[9]
                GD 3
           Giáo Lý Hôn Nhân Gia Đình / Ủy Ban Giáo Lý HĐGM.VN                                                103
   98   99   100   101   102   103   104   105   106   107   108