Page 100 - Giáo lý Hôn Nhân
P. 100

Bài 18: Giáo dục con cái



                                                                                                   Có con cái ư?
                                                          Hãy dạy dỗ và uốn nắn chúng ngay thuở còn thơ.
                                                                                                       (Hc 7,23)

                        Hạnh phúc của cha mẹ là đƣợc thấy con cái nên ngƣời. Ngƣợc lại, nếu con cái
                  hƣ hỏng sẽ là một nỗi đắng cay phiền muộn. Kết quả đáng mừng hay đáng tủi ấy tuỳ
                  vào sự bận tâm giáo dục của cha mẹ ngay từ đầu.

                        Giáo dục con cái không phải chỉ là một bổn phận quan trọng, mà còn là một
                  vinh dự lớn lao của bậc làm cha làm mẹ, bởi vì đƣợc cộng tác với Thiên Chúa trong
                  việc tạo nên những con ngƣời mới, những ngƣời con của Thiên Chúa. Đó là việc trồng
                  ngƣời. Không chỉ trồng nên những ngƣời hữu ích cho xã hội, cho Hội Thánh mà còn
                  trồng nên những vị thánh. Vì thế, giáo dục con cái không phải là một việc tuỳ hứng,
                  nhƣng cần có một đƣờng hƣớng, một kế hoạch và những phƣơng pháp.
                  1. Quyền và bổn phận giáo dục con cái

                        Quyền và bổn phận giáo dục con cái là cái cốt lõi của việc làm cha làm mẹ, bởi
                  vì nó liên quan đến việc lƣu truyền sự sống. So với những ngƣời khác, thì vai trò giáo
                  dục của cha mẹ là khởi nguồn và là cơ bản vì tƣơng quan yêu thƣơng độc nhất vô nhị
                  giữa cha mẹ và con cái. Vai trò giáo dục của cha mẹ không ai thay thế đƣợc và cũng
                  không nhƣờng cho ai đƣợc, nên không thể nào khoán trắng cho ngƣời khác hoặc để
                  ngƣời khác chiếm đoạt.
                        Yếu tố nền tảng cơ bản nhất đánh dấu vai trò giáo dục của cha mẹ là tình phụ
                  tử và mẫu tử. Chính tình yêu thƣơng này, nhƣ nguồn mạch xuất phát, trở thành linh
                  hồn và quy tắc để gợi ra những sáng kiến và hƣớng dẫn cho mọi hoạt động giáo dục
                  cụ thể, làm cho chúng thấm đƣợm những giá trị của sự dịu dàng, kiên nhẫn, nhân
                  hậu, phục vụ, vô vị lợi, hy sinh, là những hoa trái quý giá nhất của tình yêu       215[1] .

                  2. Phải dạy từ lúc nào?

                         Công đồng Vaticanô II ngỏ lời với các bậc làm cha làm mẹ: “Vì đã lãnh nhận ân
                  sủng cũng nhƣ bổn phận của bí tích hôn phối nên cha mẹ phải dạy dỗ con cái ngay
                  từ nhỏ 216[2] “. Cha ông chúng ta cũng thƣờng nói:
                                                    Uốn cây từ thưở còn non,
                                              Dạy con từ thưở con còn đương thơ.
                        “Còn đƣơng thơ” hay “ngay từ nhỏ” ở đây có nghĩa là ngay từ khi còn ở trong
                  bụng mẹ. Khoa học ngày nay cho thấy: Ngƣời mẹ ảnh hƣởng đến tâm tính và sức
                  khoẻ  của  đứa  con  ngay  từ  lúc  phôi  thai.  Việc  giáo  dục  này  đƣợc  gọi  là  thai  giáo.
                  Trong thời gian này, các tâm tình và thái độ ứng xử của cha mẹ sẽ ghi dấu sâu đậm
                  trên tâm tính đứa con sắp chào đời. Do đó, những bậc cha mẹ thƣơng con sẽ hết sức
                  lƣu ý, để trong thời gian mang thai sống thật lành mạnh về luân lý và tâm linh.
                         Tuy nhiên, thời gian thuận tiện nhất để trực tiếp giáo dục con cái, đó là khi đứa
                  con bắt đầu có trí khôn, bắt đầu nhận biết về những điều cha mẹ dạy bảo. Lúc bấy
                  giờ gia đình sẽ trở nên mái trƣờng đầu tiên dạy cho đứa bé những bài học làm ngƣời.

           215[1]  x. GĐ 36
           216[2]
                GD 3
           Giáo Lý Hôn Nhân Gia Đình / Ủy Ban Giáo Lý HĐGM.VN                                                100
   95   96   97   98   99   100   101   102   103   104   105