Page 111 - Giáo lý Hôn Nhân
P. 111

4. Lễ giao thừa

                        Tối  cuối  năm,  gia  đình  đoàn  tụ,  giải  trí  chung  với  nhau,  cùng  thức  đón  giao
                  thừa. Giây phút kết thúc năm cũ và bắt đầu năm mới là lúc thật ý nghĩa để ca tụng
                  Chúa, Đấng làm chủ thời gian và lịch sử. Khí xuân mới cũng gợi cho ta nhớ đến công
                  trình sáng tạo của Ngài. Chúng ta xin Chúa chúc lành cho một năm mới đang bắt
                  đầu. Sau khi cầu nguyện, mọi ngƣời chúc tuổi nhau rồi đi ngủ.
                        Lễ giao  thừa không  phải  là  lễ gia tiên. Lễ gia tiên đã đƣợc thực  hiện vào  lúc
                  “tiên thừa”, tức là lúc đầu hôm đêm cuối năm. Tuần hƣơng thắp lúc giao thừa là để
                  kính thờ Đấng Tạo Hoá và cầu nguyện với Ngài.
                  5. Lễ Minh niên

                        Gia đình sum họp buổi sáng đầu năm là điều rất quý giá. Thánh lễ ở nhà thờ
                  xong, mọi ngƣời về nhà ngay. Các cháu mừng tuổi ông bà, con cái mừng tuổi cha
                  mẹ, mọi ngƣời mừng tuổi nhau.
                  6. Lễ bổn mạng một ngƣời trong gia đình

                        Trƣớc  ngày  lễ,  ngƣời  có  tên  thánh  bổn  mạng  nên  dành  vài  giờ  tĩnh  tâm  cầu
                  nguyện. Ngày lễ, cả nhà đi dự lễ, rƣớc lễ sốt sắng. Kinh tối, theo chƣơng trình trong
                  tuần  (nên  hỏi  linh  mục  về  lời  nguyện  ngày  lễ,  chép  sẵn  từ  trƣớc).  Nhớ  nhắc  con
                  thiêng liêng dọn mừng lễ bổn mạng. Hôm lễ, nên mời các con thiêng liêng dùng cơm.
                  7. Giáp năm ngày rửa tội

                        Trƣớc ngày lễ, ngƣời có lễ kỷ niệm nên dành vài giờ tĩnh tâm cầu nguyện. Ngày
                  lễ, cả nhà đi dự lễ, rƣớc lễ sốt sắng. Trong giờ Kinh tối, gia đình cùng hiệp ý dâng lời
                  tạ ơn, đồng thời cũng nhắc nhớ nhau sống xứng đáng ơn gọi làm Kitô hữu.
                  8. Thôi nôi hoặc sinh nhật

                        Đây là dịp vui của toàn gia đình. Những món quà nho nhỏ của mọi ngƣời vào
                  dịp này là một cách bày tỏ sự quan tâm và yêu thƣơng nhau. Nên tổ chức một bữa
                  ăn để tạo thêm bầu khí yêu thƣơng. Giờ kinh tối cũng là dịp để toàn thể gia đình
                  cùng hiệp thông với nhau trong niềm vui này.
                  9. Giáp năm ngày cƣới

                        Mỗi lần phong thánh, Hội Thánh cũng ấn định ngày mừng lễ hằng năm, thường
                  là vào ngày qua đời của vị thánh. Ngày 22-10-2001 vừa qua, Đức Thánh Cha Gioan
                  Phaolô II đã phong chân phước cho đôi vợ chồng người Ý là Luy và Maria Beltrame
                  Quattrocchi. Tuy nhiên, để ấn định ngày mừng lễ, ngài không chọn ngày qua đời của
                  họ như thường lệ, mà lại chọn ngày kỷ niệm lễ thành hôn của họ: ngày 25-11-1905.
                        Trƣớc ngày kỷ niệm lễ thành hôn, nếu có điều kiện, vợ chồng nên tĩnh tâm vài
                  giờ, nhớ lại tình thƣơng Chúa và kiểm điểm đời sống để tiếp tục xây dựng hạnh phúc
                  gia đình. Ngày kỷ niệm, vợ chồng, con cái cùng đi dự  lễ. Ở nhà, trong bữa ăn kỷ
                  niệm, nên nhắc đến niềm vui này. Những dịp khác trong năm có thể mang những
                  hình thức đơn giản, nhƣng hôm nay phải là đại lễ của gia đình. Nếu đƣợc, cũng nên
                  mời vài đôi bạn thân thiết cùng dự bữa ăn và chia sẻ kinh nghiệm. Giờ kinh tối, nên
                  dành ít phút để dâng lên Chúa tâm tình tạ ơn, xin Chúa chúc lành và củng cố mối
                  giây yêu thƣơng giữa hai vợ chồng và tất cả gia đình.






           Giáo Lý Hôn Nhân Gia Đình / Ủy Ban Giáo Lý HĐGM.VN                                                111
   106   107   108   109   110   111   112   113   114   115   116