Page 13 - Giáo lý Hôn Nhân
P. 13

Cả hai câu chuyện trên đều cho thấy hôn nhân đã xuất hiện ngay từ khởi đầu
                  công trình sáng tạo và do ý muốn của Ngài. Khi tạo dựng, Thiên Chúa đã không dựng
                  nên con ngƣời cô độc, hoặc chỉ là nam, hoặc chỉ là nữ, nhƣng đã dựng nên con ngƣời
                  có nam, có nữ và đã tác hợp họ nên vợ chồng, thành “một xƣơng một thịt”. Nguồn
                  gốc của hôn nhân chính là Thiên Chúa. Ngài là Đấng tác tạo hôn nhân và đã khắc ghi
                  ơn gọi hôn nhân vào trong bản tính của con ngƣời khi tạo dựng nên họï có nam có
                  nữ 6[4] .


                  3. Tình yêu là yếu tố căn bản của hôn nhân


                        Thiên Chúa là Tình Yêu    7[5] , Đấng duy nhất nhƣng không đơn độc. Nơi bản thân,
                  Ngài đang sống mầu nhiệm hiệp thông và yêu thƣơng giữa Ba Ngôi Vị: Cha, Con và
                  Thánh Thần. Vì yêu thƣơng mà dựng nên con ngƣời giống hình ảnh mình, Thiên Chúa
                  cũng mời gọi họ sống yêu thƣơng và hiệp thông.

                        Khi sống yêu thƣơng, con ngƣời thể hiện đúng với bản chất của mình là hình
                  ảnh Thiên Chúa, đƣợc dựng nên để sống yêu thƣơng và hiệp thông với nhau. Tình
                  yêu là ơn gọi nền tảng và bẩm sinh của con ngƣời          8[6] . Tình yêu cũng là yếu tố căn
                  bản của hôn nhân. Sự trao tặng thân xác giữa hai vợ chồng chỉ có ý nghĩa khi thể
                  hiện sự tự hiến chính mình vì tình yêu. Tình yêu là nền móng xây dựng những mối
                  tƣơng quan gia đình. Đối với con cái, tình yêu của cha mẹ trở thành dấu chỉ tình yêu
                  của Thiên Chúa. Sứ mạng của đời sống gia đình là bảo toàn, biểu lộ và truyền đạt
                  tình yêu. Hôn nhân và gia đình đƣợc thiết lập là do tình yêu, đƣợc sinh động cũng là
                  do tình yêu, sức mạnh và mục đích cuối cùng lại chính là tình yêu        9[7] .


                  4. Mục đích của hôn nhân


                        Tự bản chất, hôn nhân hƣớng đến hai mục đích: Lợi ích của đôi vợ chồng và lƣu
                  truyền nòi giống (sinh sản và giáo dục con cái)      10[8] . Hai mục đích này luôn đi đôi với
                  nhau, mặc dù có những lúc mục đích này đƣợc nhấn mạnh hơn mục đích kia.


                         4.1. Trọn đời yêu thương và bổ túc cho nhau

                        Nhờ khế ƣớc hôn nhân, ngƣời nam và ngƣời nữ “không còn là hai, nhƣng chỉ là
                  một xƣơng một thịt” (Mt 19, 6; x. St 2, 24), và đƣợc mời gọi mỗi ngày một trở nên
                  gắn bó với nhau hơn qua việc nỗ lực sống cam kết trao hiến trọn vẹn cho nhau.

                        Sự hiệp thông vợ chồng ăn rễ sâu từ sự thu hút tự nhiên về giới tính, cũng nhƣ
                  từ sự bổ túc lẫn nhau giữa nam và nữ, đƣợc nuôi dƣỡng nhờ những nỗ lực của đôi
                  bạn muốn chia sẻ cho nhau trọn cả bản thân trong suốt cuộc đời.







           6[4]
              x. GLHT 1603
           7[5]  x. 1Ga 4, 8.16
           8[6]
              x. GLHT 1604
           9[7]  x. GĐ 18
           10[8]
               x. GLHT 1601; x. GL 1055 §1
           Giáo Lý Hôn Nhân Gia Đình / Ủy Ban Giáo Lý HĐGM.VN                                                 13
   8   9   10   11   12   13   14   15   16   17   18