Page 17 - Giáo lý Hôn Nhân
P. 17
Thánh” (Ep 5, 25-26). Ngài còn nói thêm: “Bởi thế, người ta lìa bỏ cha mẹ mình mà
kết hợp với vợ mình và cả hai nên một thân xác. Mầu nhiệm này thật lớn lao, tôi
muốn nói về Đức Kitô và Hội Thánh.” (Ep 5, 31-32) 20[8] .
“Toàn bộ đời sống Kitô giáo mang dấu ấn của tình yêu “hôn nhân” giữa Đức Kitô
và Hội Thánh. Bí tích Thánh tẩy, cửa ngõ dẫn vào Dân Thiên Chúa, cũng đã là một
mầu nhiệm “hôn nhân”: có thể nói đó là nghi thức thanh tẩy (x. Ep 5, 26-27) trƣớc
khi bƣớc vào tiệc cƣới là bí tích Thánh Thể. Hôn nhân Kitô giáo trở thành dấu chỉ giao
ƣớc giữa Đức Kitô và Hội Thánh. Hôn nhân giữa hai ngƣời đã đƣợc rửa tội là một bí
tích thực sự của Giao ƣớc Mới, vì nó biểu thị giao ƣớc giữa Đức Kitô và Hội Thánh, và
thông ban ân sủng cho họ 21[9] ”.
Nhƣ vậy, ta có thể nói, Thiên Chúa đã thiết lập khế ƣớc hôn nhân ngay trong
vƣờn địa đàng, giữa ngƣời nam và ngƣời nữ đầu tiên. Còn Chúa Giêsu, Ngài đã nâng
hôn ƣớc đó lên hàng Bí tích.
Qua bí tích hôn phối, tình yêu của hai vợ chồng đƣợc Thiên Chúa đóng ấn; họ
nhận đƣợc những ơn siêu nhiên giúp họ sống ơn gọi hôn nhân và gia đình, và trở nên
dấu chỉ mầu nhiệm Đức Kitô kết hiệp với Hội Thánh.
2. Đặc tính của hôn nhân Công giáo
Tình yêu giữa hai vợ chồng Công giáo có ý nghĩa rất phong phú và sâu sắc, vì
bắt nguồn từ tình yêu Thiên Chúa và rập theo khuôn mẫu tình yêu giữa Đức Kitô và
Hội Thánh. Tình yêu đó có hai đặc tính là đơn nhất và bất khả phân ly.
2.1. Đơn nhất
Đơn nhất nghĩa là một vợ một chồng. “Tự bản chất, tình yêu vợ chồng đòi hỏi
sự đơn nhất và bất khả phân ly. “Họ không còn phải là hai, nhƣng là một xƣơng một
thịt” (x. Mt 19, 6; St 2, 24). Họ đƣợc mời gọi không ngừng lớn lên trong tình hiệp
thông với nhau qua việc mỗi ngày trung thành sống lời cam kết hôn nhân, là trao
hiến trọn vẹn cho nhau. Sự hiệp thông này đƣợc củng cố, thanh luyện và hoàn thiện
nhờ bí tích Hôn phối đem lại sự hiệp thông trong Đức Kitô. Sự hiệp thông này càng
thâm sâu hơn nhờ cùng chia sẻ một đức tin và cùng đón nhận Mình Thánh
Chúa 22[10] .”
“Phải nhìn nhận sự bình đẳng giữa vợ chồng trong tình tƣơng thân tƣơng ái trọn
vẹn, để nhờ đó biểu hiện rõ ràng tính đơn nhất của hôn nhân đã đƣợc Đức Kitô xác
nhận. Đa thê là đi ngƣợc với tình yêu vợ chồng, cũng nhƣ với sự bình đẳng giữa hai
vợ chồng 23[11] .”
2.2. Bất khả phân ly
Bất khả phân ly nghĩa là không thể ly dị. “Lý do sâu xa nhất đòi hỏi hai vợ
chồng phải chung thủy chính là sự trung tín của Thiên Chúa với giao ƣớc, và sự trung
tín của Đức Kitô với Hội Thánh. Nhờ bí tích Hôn phối, hai vợ chồng đƣợc ban ơn để
diễn tả và làm chứng cho sự trung tín ấy. Do bí tích, tính bất khả phân ly của hôn
nhân tiếp nhận một ý nghĩa mới và sâu xa hơn 24[12] .”
20[8]
GLHT 1616
21[9] GLHT 1617
22[10]
GLHT 1644
23[11] GLHT 1645; x. MV 49,2; GĐ 19
24[12]
GLHT 1647
Giáo Lý Hôn Nhân Gia Đình / Ủy Ban Giáo Lý HĐGM.VN 17