Page 18 - Giáo lý Hôn Nhân
P. 18

Ngoài ra sự liên kết mật thiết giữa hai vợ chồng, cũng nhƣ lợi ích của con cái, buộc
                  hai vợ chồng phải hoàn toàn trung tín với nhau     25[13] .

                        Chung thuỷ suốt đời với ngƣời phối ngẫu là một trong những đặc điểm nổi bật
                  của hôn nhân Công giáo, đồng thời còn có ý nghĩa đặc biệt hơn đối với thế giới hiện
                  nay, khi mà ly dị thƣờng đƣợc coi là giải pháp bình thƣờng cho những khó khăn hoặc
                  thất bại trong đời sống hôn nhân. Quả thực, đối với nhiều trƣờng hợp, chung thuỷ là
                  một thách đố lớn lao và phải cậy dựa vào ơn Chúa, vì chỉ nhờ sức riêng của mình mà
                  thôi thì không đủ. Trong đời sống hôn nhân, đôi vợ chồng cần nhớ rằng sự liên kết
                  với nhau không phải chỉ do quyết tâm của họ mà còn là kết quả của ơn Chúa. “Điều
                  gì Thiên Chúa đã kết hợp, thì loài người không được phân ly”(Mt 19,6). Hội Thánh
                  không ngừng cầu nguyện cho các đôi vợ chồng đƣợc trung thành với nhau suốt đời.
                  Ngƣợc lại, chính Hội Thánh cũng đƣợc nâng đỡ luôn trung tín với Chúa Giêsu nhờ sự
                  chung thuỷ của các đôi vợ chồng.

                  3. Hiệu quả bí tích Hôn phối

                        “Do hôn nhân hợp pháp, giữa vợ chồng phát sinh một mối dây ràng buộc vĩnh
                  viễn và độc nhất tự  bản chất. Hơn  thế nữa, trong Kitô giáo,  vợ chồng đƣợc Thiên
                  Chúa  tăng  sức  và  thánh  hiến  bằng  một  bí  tích  riêng  biệt,  để  chu  toàn  những  bổn
                  phận và sống xứng đáng bậc sống của mình         26[14] .”

                        Bí tích Hôn phối đem lại hai hiệu quả:

                         3.1. Dây hôn phối
                        “Sự ƣng thuận tự do, qua đó đôi phối ngẫu tự trao hiến và tiếp nhận nhau, đƣợc
                  chính Thiên Chúa đóng ấn. Từ hôn ƣớc của họ phát sinh một định chế. Định chế này
                  đã đƣợc chính Thiên Chúa ấn định và có giá trị trƣớc mặt xã hội. Hôn ƣớc đƣợc liên
                  kết với giao ƣớc Thiên Chúa ký kết với nhân loại: Tình yêu vợ chồng đích thực đƣợc
                  hoà nhập trong tình yêu Thiên Chúa      27[15] .”
                        “Dây hôn phối do chính Thiên Chúa liên kết, nên hôn nhân thành sự và hoàn
                  hợp, giữa hai ngƣời đã đƣợc rửa tội, không bao giờ đƣợc tháo gỡ. Dây liên kết này là
                  kết quả của việc hai ngƣời tự nguyện kết hôn và do sự hoàn hợp của hôn phối. Đây là
                  một thực tại không thể đảo ngƣợc, và trở thành một giao ƣớc đƣợc Thiên Chúa trung tín
                  bảo đảm. Hội Thánh không có quyền nói ngƣợc lại sự an bài khôn ngoan của Thiên
                  Chúa  28[16] .”
                         3.2. Ân sủng của bí tích Hôn phối

                        Ân sủng đặc biệt của bí tích Hôn phối kiện toàn tình yêu vợ chồng, củng cố sự
                  hiệp nhất bất khả phân ly của họ. “Nhờ ân sủng này, họ giúp nhau nên thánh trong
                  đời sống hôn nhân, trong việc đón nhận và giáo dục con cái”.        29[17]
                        “Đức Kitô là nguồn mạch ân sủng đặc biệt này. Nhƣ xƣa, Thiên Chúa đến gặp
                  Dân Ngài bằng một  giao ƣớc yêu thƣơng và trung thành, thì  ngày nay, Đấng Cứu
                  Thế, Bạn Trăm Năm của Hội Thánh cũng đến với đôi vợ chồng qua bí tích Hôn phối.
                  Ngài ở lại với họ, ban cho họ sức mạnh để họ vác thập giá theo Ngài, để họ chỗi dậy
                  mỗi khi sa ngã, để họ tha thứ cho nhau, mang gánh nặng cho nhau, “phục tùng nhau


           25[13]
                x. GLHT 1646; MV 48,1
           26[14]  GLHT 1638; x. GL 1134
           27[15]
                GLHT 1639
           28[16]  GLHT 1640; x. GL 1141
           29[17]
                x. GH 11
           Giáo Lý Hôn Nhân Gia Đình / Ủy Ban Giáo Lý HĐGM.VN                                                 18
   13   14   15   16   17   18   19   20   21   22   23