Page 16 - Giáo lý Hôn Nhân
P. 16

Bài 2: Hôn nhân Công giáo



                                              Bởi thế, người ta lìa bỏ cha mẹ mình mà kết hợp với vợ mình
                                                                                  và cả hai nên một thân xác.
                                                                                  Mầu nhiệm này thật lớn lao,
                                                                      tôi muốn nói về Đức Kitô và Hội Thánh.
                                                                                                   (Ep 5,31-32)

                        Khi một ngƣời nam và một ngƣời nữ kết hôn, họ trở thành vợ chồng theo luật tự
                  nhiên.  Hôn  nhân  của  họ  là  một  khế  ƣớc, có  giá  trị  trƣớc  mặt  Thiên  Chúa.  Đối  với
                  ngƣời Kitô hữu, hôn nhân không chỉ là một khế ƣớc, mà còn là một bí tích. Thánh
                  Gioan Kim Khẩu nói: “Hôn nhân là bí tích tình yêu... Khi vợ chồng nên một trong hôn
                  nhân, cả hai không còn là hình ảnh dƣới  trần nữa, mà  là hình ảnh của Chúa trên
                  trời.”
                  1. Hôn nhân Công giáo là một bí tích
                        Từ  xƣa  đến  nay,  hầu  nhƣ  nền  văn  hoá  nào  cũng  coi  hôn  nhân  là  việc  linh
                  thiêng. Vì thế, trƣớc khi về chung sống với nhau, cô dâu chú rể thƣờng xin trời đất,
                  thần linh hoặc ông bà tổ tiên chứng giám và phù hộ cho cuộc hôn nhân của mình qua
                  một nghi lễ công khai và long trọng.

                        Trong Cựu Ƣớc, giao ƣớc giữa Thiên Chúa với dân Ngài thƣờng đƣợc ví nhƣ một
                  cuộc hôn nhân thuỷ chung, duy nhất      13[1] . Sang Tân Ƣớc, hôn nhân đƣợc coi là hình ảnh
                  sự kết hợp giữa Đức Kitô và Hội Thánh      14[2] . Đức Kitô đƣợc ví nhƣ chàng rể của giao ƣớc
                  mới 15[3] . Còn Hội Thánh đƣợc ví nhƣ cô dâu, đã đƣợc Đức Kitô yêu thƣơng đến hy sinh
                  mạng sống   16[4] .

                        “Ngay khi bắt đầu đời sống công khai, Chúa Giêsu đã có mặt trong một tiệc cƣới
                  tại Cana và đã làm dấu lạ đầu tiên, biến nƣớc thành rƣợu để giúp hai họ nối tiếp cuộc
                  vui (Ga 2,1-11). Sự hiện diện này đƣợc Hội Thánh hiểu nhƣ là một chứng thực của
                  Đức Kitô đối với giá trị hôn nhân, đồng thời cũng tiên báo sự hiện diện thƣờng xuyên
                  của Ngài trong đời sống hôn nhân      17[5] ”.

                        “Trong khi rao giảng, Chúa Giêsu dạy rõ ràng về ý nghĩa nguyên thủy của việc
                  phối hợp giữa ngƣời nam và ngƣời nữ nhƣ thuở ban đầu Đấng Tạo Hóa đã muốn. Sự
                  phối hợp này là bất khả phân ly. Việc Môsê cho phép bỏ vợ là một nhƣợng bộ trƣớc
                  lòng chai dạ đá của ngƣời nam (x. Mt 19, 3-8)       18[6] ”.
                        “Khi tái lập trật tự ban đầu của công trình sáng tạo đã bị tội lỗi làm xáo trộn,
                  Chúa Giêsu đã ban sức mạnh và ân sủng để các đôi vợ chồng sống đời hôn nhân
                  trong chiều kích mới của Nƣớc Thiên Chúa. Ân sủng của hôn nhân Kitô giáo là hoa
                  quả của Thánh Giá Đức Kitô, nguồn mạch mọi đời sống Kitô hữu            19[7] ”.
                        “Thánh Phaolô cho thấy điều đó khi nói: “Ngƣời làm chồng hãy yêu thƣơng vợ
                  nhƣ Đức Kitô đã yêu thƣơng Hội Thánh, và hiến mình vì Hội Thánh để thánh hóa Hội

           13[1]
               x. Hs 1-3; Is 54; 62; Gr 2-3; 31; Ed 16; 23
           14[2]  x. Ep 5, 22-33
           15[3]
               x. Mc 2,19
           16[4]  x. Ep 5, 25
           17[5]
               GLHT 1613
           18[6]  GLHT 1614
           19[7]
               GLHT 1615
           Giáo Lý Hôn Nhân Gia Đình / Ủy Ban Giáo Lý HĐGM.VN                                                 16
   11   12   13   14   15   16   17   18   19   20   21