Page 33 - Giáo lý Hôn Nhân
P. 33
bên đồng ý. Dạm là ƣớm hỏi xem có ƣng thuận không. Gia đình hai bên gặp
nhau để xin cho đôi trai gái đƣợc chính thức đi lại tìm hiểu nhau. Nghi thức này
thƣờng đƣợc tổ chức giới hạn trong gia đình hai bên. Tuy nhiên, ngày nay nhiều
nơi đã bỏ lễ này, chỉ còn giữ lễ đính hôn và lễ cƣới.
1.2.2. Lễ đính hôn (hay lễ hỏi, đám nói hay đám hỏi)
Sau thời gian tìm hiểu, bên nhà trai mang lễ vật đến nhà gái chính thức xin cầu
hôn. Lễ hỏi thƣờng gồm trầu cau, rƣợu, chè (trà) và bánh trái. Tất cả đƣợc đựng
trong hộp màu đỏ hoặc gói giấy đỏ vì màu đỏ chỉ sự vui mừng.
Những lễ vật của nhà trai mang tới đƣợc nhà gái đặt một ít lên bàn thờ gia tiên.
Lễ xong, bánh trái, trầu cau, chè đƣợc nhà gái “lại quả” cho nhà trai một ít, còn
lại nhà gái dùng để chia cho họ hàng, thân quyến. Mục đích của việc chia bánh
trái, biếu trầu cau là để báo tin cho họ hàng bạn bè nhà gái biết con gái mình đã
đính hôn.
1.2.3. Lễ cưới (trai thì Thành Hôn, gái thì Vu Quy)
- Lễ Vu Quy:
Lễ cƣới cử hành tại nhà gái đƣợc gọi là Lễ Vu Quy, tức là lễ cho con gái về nhà
chồng. Trƣớc đây, lễ này còn đƣợc gọi là lễ nghênh thân hay lễ nghênh hôn, vì
trong lễ này chú rể phải tới nhà bố mẹ vợ để đón cô dâu. Bởi vậy, lễ nghênh
thân còn đƣợc gọi là lễ đón dâu. Nhà trai đem lễ vật đến đặt trƣớc bàn thờ. Nhà
gái kiểm lại xem có đầy đủ nhƣ đã thỏa thuận không. Sau khi công nhận đầy
đủ, thì cho thắp đèn trên bàn thờ để chú rể và cô dâu làm lễ gia tiên.
Chú rể lạy bốn lạy trƣớc bàn thờ để trình diện gia tiên, tiếp đến cô dâu lạy để
xin phép xuất giá. Sau đó, chú rể và cô dâu lạy ông bà, cha mẹ, cô dì, cậu mợ,
chú bác, và họ hàng nhà gái. Đây cũng là lúc cha mẹ và những ngƣời trong thân
tộc nhà gái tặng tiền hay quà cho dâu rể mới. Tiếp đến là tiệc mặn hay lạt. Cuối
tiệc, trƣớc khi cho đón dâu về nhà chồng, đại diện nhà gái gởi gắm cô dâu cho
nhà trai, xin nhà trai đón nhận ngƣời con dâu vào trong gia đình và chỉ giáo
thêm.
Tại Nam Bộ, Lễ Vu Quy đƣợc tổ chức long trọng ngày hôm trƣớc lễ cƣới. Trong
lễ này, nhà gái mời tất cả thân tộc nội ngoại và cô dâu mời bạn bè dự tiệc.
Thƣờng chú rể cũng phải đến trong bữa tiệc này để trình diện dòng họ nhà gái.
Tối hôm trƣớc ngày cƣới, thƣờng có nghi lễ xuất giá rất cảm động, cô dâu lạy
bàn thờ tổ tiên, rồi ông bà, cha mẹ, những ngƣời thân trong gia đình. Lúc này,
những ngƣời trong thân tộc tặng quà, tiền cho cô dâu.
- Lễ Thành Hôn:
Lễ cƣới đƣợc tổ chức tại nhà trai gọi là lễ rƣớc dâu. Đây mới chính là lễ Thành
Hôn.
Đoàn rƣớc về đến nhà trai, cô dâu đƣợc đƣa đến trƣớc bàn thờ để làm nghi lễ
thành hôn. Nghi thức nổi bật nhất là đốt đèn trên bàn thờ gia tiên. Sau đó cô
dâu lạy ông bà, cha mẹ chồng, chào những ngƣời trong dòng họ nhà chồng. Lúc
này, những ngƣời trong thân quyến bên chồng sẽ tặng quà, tiền. Sau đó là nhập
tiệc.
Cuối tiệc, đại diện nhà gái gởi gắm cô dâu cho nhà trai, và nhà trai giã từ nhà
gái.
Giáo Lý Hôn Nhân Gia Đình / Ủy Ban Giáo Lý HĐGM.VN 33