Page 28 - Giáo lý Hôn Nhân
P. 28

- Hôn nhân hỗn hợp chỉ hợp pháp khi có phép rõ ràng của giáo quyền           73[1] .

                        -  Hôn  nhân  khác  đạo  chỉ  thành  sự  khi  có  phép  chuẩn  rõ  ràng  của  giáo
                         quyền  74[2] .
                        Bởi vậy, nếu ở trong trƣờng hợp Hôn nhân hỗn hợp hoặc hôn nhân khác đạo,
                  đôi bạn cần trình bày với cha xứ để đƣợc hƣớng dẫn về thủ tục xin phép chuẩn nơi
                  Đức Giám Mục Giáo phận.

                        Muốn đƣợc phép chuẩn:
                        - Hai đƣơng sự phải hiểu biết, chấp nhận mục đích và đặc tính chính yếu của
                         hôn nhân theo giáo lý Công giáo
                        - Bên Công giáo cam kết giữ đức tin của mình, bảo đảm cho con cái đƣợc rửa
                         tội và giáo dục trong Hội Thánh Công giáo.
                        - Cũng cần phải cho bên không Công giáo biết rõ những điều ấy          75[3] .

                  4. Tại sao Hội Thánh bận tâm và tỏ ra dè dặt?

                        Nhìn vào những quy định trên, ta thấy thái độ của Hội Thánh là một sự nhƣợng
                  bộ vì không thể tránh đƣợc, chứ không hề khuyến khích. Tuy nhiên, ngƣời ta có cảm
                  tƣởng Hội Thánh Công giáo không “công  bằng” khi đòi hỏi đức tin Công giáo phải
                  đƣợc ƣu tiên!
                        Hội Thánh lấy quyền gì để đòi hỏi hai bên phải thoả thuận nhƣ thế? Có thể nói
                  đó là nhƣ quyền của bậc cha mẹ trƣớc hạnh phúc của con cái, chẳng khác nào việc
                  trao  đổi  giữa  hai  gia  đình  trƣớc  ngày  đính  hôn,  mỗi  bên  nêu  rõ  nguyện  vọng  của
                  mình vì hạnh phúc lâu bền của con cái.
                        Thế nhƣng, tại sao Hội Thánh lại phải bận tâm đến nhƣ vậy? Thƣa vì những lý
                  do sau:
                        -  Hội Thánh biết rằng, bên cạnh tình yêu, niềm tin tôn giáo là một trong những
                          yếu tố quan trọng đối với đời sống hôn nhân và gia đình, bởi vì tôn giáo không
                          chỉ ảnh hƣởng đến lối suy nghĩ, cách hành xử, mà còn ảnh hƣởng đến những
                          chọn lựa trƣớc những vấn đề của cuộc sống, nhất là trong việc giáo dục con
                          cái. Do khác biệt quan điểm một cách sâu xa nhƣ thế, những cuộc hôn nhân
                          khác tôn giáo thƣờng gặp nhiều trở ngại, khó đạt đƣợc hạnh phúc và nếu tan
                          vỡ thì phía ngƣời Công giáo sẽ bị thiệt thòi nhiều hơn, vì họ không thể lập gia
                          đình lại, bao lâu ngƣời kia còn sống.

                          Thực vậy, tục ngữ Việt Nam có câu: “Thuận vợ thuận chồng tát bể Đông cũng
                          cạn”. Để gia đình đƣợc hạnh phúc, cả hai vợ chồng cần phải nỗ lực và góp sức.
                          Đây không phải là chuyện dễ, vì trong thực tế có khá nhiều khác biệt giữa họ:
                          khác biệt về giới tính, về tính tình, về giáo dục, về gia đình, về lối sống v.v....
                          Nếu  cùng  chung  một  niềm  tin  tôn  giáo,  họ  sẽ  có  đƣợc  một  nền  tảng  vững
                          chắc, giúp vƣợt qua những khó khăn và thử thách, biết dùng những khác biệt
                          để bổ túc cho nhau và làm cho cuộc sống gia đình thêm phong phú. Lúc ấy,
                          ngƣời bạn đời cũng là ngƣời bạn đạo, cả hai cùng mang một chí hƣớng, đó là
                          xây dựng tổ ấm gia đình hạnh phúc trong yêu thƣơng và hiệp nhất.



           73[1]
               x. GL 1124
           74[2]  x. GL 1086
           75[3]
               GL 1125; x. GLHT 1635
           Giáo Lý Hôn Nhân Gia Đình / Ủy Ban Giáo Lý HĐGM.VN                                                 28
   23   24   25   26   27   28   29   30   31   32   33