Page 27 - Giáo lý Hôn Nhân
P. 27
Bài 4: Hôn nhân khác tôn giáo
Nếu anh em nào có vợ ngoại mà người đó thuận ở với mình,
thì chớ rẫy vợ.
Và người vợ nào có chồng ngoại mà người đó thuận ở với mình,
thì đừng bỏ chồng.
Vì chồng ngoại được thánh hóa nhờ vợ,
và vợ ngoại được thánh hóa nhờ người chồng có đạo.
(1 Cr 7, 12-14)
Thế giới ngày nay đƣợc đánh dấu bằng những mối giao lƣu nhờ sự tiến bộ của
khoa học kỹ thuật, nhất là trong lãnh vực truyền thông đại chúng. Con số những
cuộc hôn nhân giữa những ngƣời khác đạo càng ngày càng gia tăng. Đây là một
trong những ƣu tƣ đặc biệt của Hội Thánh Công giáo đối với đời sống hôn nhân và
gia đình của con cái mình, vì những cuộc hôn nhân này thƣờng gặp nhiều khó khăn
do những khác biệt về niềm tin.
1. Thế nào là hôn nhân khác tôn giáo?
Hôn nhân khác tôn giáo là hôn nhân giữa một bên là Công giáo và một bên
không phải là Công giáo.
- Nếu bên không Công giáo, nhƣng đã đƣợc rửa tội trong Hội Thánh Tin Lành
hay Chính Thống, thì hôn nhân này đƣợc gọi là hôn nhân dị tín hay hôn nhân
hỗn hợp.
- Nếu bên không Công giáo chƣa đƣợc rửa tội, thì hôn nhân này đƣợc gọi là hôn
nhân dị giáo hay hôn nhân khác đạo. Ví dụ hôn nhân giữa một ngƣời Công
giáo và một ngƣời Phật giáo, Hồi giáo, Ấn Độ giáo, Do Thái giáo v.v.... kể cả
trƣờng hợp một ngƣời không theo tôn giáo nào.
2. Hậu quả của những cuộc hôn nhân khác tôn giáo
Sau đây là 2 trƣờng hợp có thể xảy ra:
2.1. Hôn nhân sẽ hạnh phúc, nếu hai bên biết tôn trọng nhau, “đạo ai người ấy
giữ”. Phía không Công giáo thực sự để cho bạn mình đƣợc tự do thờ phƣợng và
chăm sóc đức tin cho con cái nhƣ đã thoả thuận lúc ban đầu. Phía Công giáo
sống thật tốt và giúp phía không Công giáo nhận đƣợc ơn Chúa.
2.2. Hôn nhân có thể gặp nguy hiểm và tan vỡ, nếu hai bên không chịu nhân
nhƣợng nhau trƣớc những mối bất đồng do sự khác biệt về niềm tin tạo ra. Phía
Công giáo có thể trở nên nguội lạnh và đi đến chỗ bỏ đạo.
3. Giáo luật về Hôn nhân khác đạo
Tại Việt Nam, ngày nay vẫn có nhiều vị hữu trách và cha mẹ tỏ thái độ quá dè
dặt, khắt khe đối với con cái trong hôn nhân khác tôn giáo: “Bắt buộc trở lại đạo
Công giáo mới cho phép làm đám cưới!” Một số khác lại quá dễ dãi: “Đạo ai nấy giữ,
chẳng cần chuẩn chiếc gì hết!” Cả hai thái độ trên đều không phù hợp với ý muốn
của Hội Thánh Công giáo. Hội Thánh có phép chuẩn cho những hôn nhân khác tôn
giáo. Theo luật hiện nay của Hội Thánh:
Giáo Lý Hôn Nhân Gia Đình / Ủy Ban Giáo Lý HĐGM.VN 27