Page 32 - Giáo lý Hôn Nhân
P. 32
Bài 5: Các thủ tục và nghi lễ Hôn phối
Ta hãy vui mừng hoan hỉ, hãy tôn vinh Chúa!
Vì này đã đến rồi, tiệc cưới Chiên Con,
và hiền thê của Ngài đã trang điểm sẵn sàng.
Và nàng được mặc trúc bâu rạng ngời tinh sạch.
(Kh 19,7-8)
Tự bản chất, hôn nhân mang tính xã hội, vì nối kết đôi bạn trƣớc mặt gia đình,
bạn bè, cũng nhƣ trƣớc mặt toàn thể xã hội. Chính vì thế, xã hội nào cũng có những
quy định về cƣới hỏi, tạo nên những phong tục, tập quán riêng.
Đối với Kitô giáo, hôn nhân là một bậc sống trong Hội Thánh và đã đƣợc Đức
Kitô nâng lên hàng bí tích. Bởi vậy, đối với bí tích Hôn phối, Hội Thánh cũng có
những thủ tục và lễ nghi nhằm diễn tả bản chất đích thực của giao ƣớc hôn nhân,
đồng thời giúp đôi tân hôn đón nhận dồi dào ơn sủng do bí tích Hôn phối mang lại.
Là Kitô hữu Việt Nam, khi tổ chức hôn lễ, chúng ta cần diễn tả đức tin theo nét
văn hoá truyền thống của mình.
1. Các thủ tục và nghi lễ dân sự
1.1. Các thủ tục về mặt dân luật
- Đăng ký kết hôn: tại Ủy ban Nhân dân, nơi đang cƣ trú (xã, phƣờng, thị trấn)
của một trong hai bên kết hôn 79[1] .
Sau khi nhận đủ giấy tờ hợp lệ theo quy định của pháp luật, cơ quan hữu
trách sẽ kiểm tra hồ sơ; nếu xét thấy hai bên có đủ điều kiện thì sẽ tổ chức
đăng ký kết hôn 80[2] .
- Tổ chức đăng ký kết hôn: Khi tổ chức đăng ý kết hôn phải có mặt hai bên nam
nữ. Đại diện cơ quan yêu cầu hai bên cho biết ý muốn tự nguyện kết hôn, nếu
hai bên đồng ý, thì sẽ trao Giấy chứng nhận kết hôn 81[3] .
1.2. Các nghi lễ theo truyền thống Việt Nam
Nghi lễ cƣới hỏi của Việt Nam chịu ảnh hƣởng khá nhiều văn hoá Trung Quốc.
Theo sách xƣa, việc hôn nhân gồm có: Nạp thái, Vấn danh, Nạp cát, Nạp tệ,
Thỉnh kỳ, Thân nghinh 82[4] . Ngày nay, các lễ trên đã đƣợc đơn giản hoá và thu
gọn vào trong ba lễ sau:
1.2.1. Lễ dạm hay chạm ngõ
Trƣớc đây, việc hôn nhân là do cha mẹ ấn định qua ngƣời mai mối (ông mai bà
mai), nên nhiều đôi trai gái không hề biết nhau. Lễ “chạm ngõ” là để chàng trai
xem mặt cô gái, và cũng để cô gái thấy mặt chàng trai của mình. Đây cũng là
dịp để gia đình hai bên chính thức xác nhận việc mai mối của ông mai bà mai.
Lễ dạm là nghi thức đầu tiên, sau khi đôi trai gái yêu nhau và đƣợc cha mẹ hai
79[1] x. Luật Hôn nhân và Gia đình điều 11-12
80[2]
Luật Hôn nhân và Gia đình điều 13 §1
81[3] Luật Hôn nhân và Gia đình điều 14
82[4]
x. Đào Duy Anh, Việt Nam Văn Hoá Sử Cương (tái bản), Nhà xuất bản Đồng Tháp, 1998, trang 215
Giáo Lý Hôn Nhân Gia Đình / Ủy Ban Giáo Lý HĐGM.VN 32