Page 35 - Giáo lý Hôn Nhân
P. 35

một nhà thờ khác hay một nhà nguyện, cần có phép của cha xứ             92[14] .
                          . Nhân chứng: cần có 2 ngƣời làm chứng       93[15] .

                          . Chứng hôn: Ngƣời chứng hôn là ngƣời hiện diện để đòi hỏi hai bên kết ƣớc
                           bày tỏ sự ƣng thuận lấy nhau và nhân danh Hội Thánh đón nhận sự bày tỏ
                           ấy. Bình thƣờng, cha xứ là ngƣời chứng hôn         94[16] . Ngài có thể uỷ quyền cho
                           các linh mục khác, hoặc phó tế chứng hôn          95[17] . Nơi nào thiếu linh mục và
                           phó tế, Đức Giám mục giáo phận có thể uỷ quyền chứng hôn cho một giáo
                           dân xứng hợp    96[18] .
                        - Ghi sổ: Sau khi cử hành bí tích Hôn phối, đôi tân hôn, vị chứng hôn và hai
                        ngƣời làm chứng ký tên vào Sổ Hôn phối         97[19] . Sau đó ghi việc kết hôn vào sổ
                        rửa tội của đôi tân hôn  98[20] .

                         2.2. Nghi thức bí tích Hôn phối
                        “Vì các bí tích đều liên quan trực tiếp đến Bí tích Thánh Thể nên bình thƣờng Bí
                        tích Hôn phối phải đƣợc cử hành trong Thánh lễ”       99[21] . “Trong thánh lễ, chúng ta
                        tƣởng niệm Giao Ƣớc mới, trong đó Đức Kitô kết hiệp vĩnh viễn với Hội Thánh là
                        Hiền Thê đƣợc Ngài yêu mến và hiến thân để thánh hoá. Do đó, bí tích Hôn phối
                        đƣợc cử hành trong thánh lễ thật là thích hợp: đôi hôn phối bày tỏ sự ƣng thuận
                        hiến thân cho nhau bằng việc liên kết với Đức Kitô hiến thân cho Hội Thánh, đều
                        đƣợc hiện tại hoá trong thánh lễ, và bằng việc rƣớc lễ để nhờ kết hợp với Mình
                        và Máu Đức Kitô, họ “trở thành một thân thể” trong Ngài        100[22] .”
                        Nghi thức hôn phối đƣợc bắt đầu sau bài Phúc âm và bài giảng, gồm ba phần:

                        1. Phần một: Thẩm vấn đôi tân hôn
                        Chủ tế lần lƣợt hỏi cô dâu và chú rể ba câu hỏi về sự tự do, về việc yêu thương
                  và tôn trọng nhau suốt đời và về việc đón nhận con cái. Những câu hỏi này nhằm
                  giúp đôi tân hôn chính thức xác nhận trƣớc mặt mọi ngƣời rằng họ thực sự ý thức và
                  trƣởng thành khi quyết định kết hôn, nghĩa là có sự tự do để lấy nhau, chấp nhận ý
                  nghĩa và mục đích của hôn nhân là yêu thƣơng và chung thủy với nhau, sẵn sàng
                  đón nhận và giáo dục con cái.
                        2. Phần hai: Trao đổi lời thề hứa
                        Đây là phần chủ yếu của bí tích Hôn phối. Đôi tân hôn sẽ trao đổi lời thề hứa
                  nhận nhau làm vợ làm chồng và cam kết trung thành với nhau suốt đời.

                        3. Phần ba: Làm phép và trao nhẫn cưới
                        Chủ tế làm phép nhẫn, sau đó anh chị trao nhẫn cho nhau, nhƣ dấu chỉ của tình
                  yêu và lòng trung thành. Tiếp đến, đôi tân hôn, hai ngƣời chứng và linh mục cùng ký
                  tên vào Sổ Hôn phối. Sổ này đƣợc lƣu trong văn khố của giáo xứ. Việc ký tên này
                  cũng có thể đƣợc thực hiện sau thánh lễ.

                        Nghi thức Hôn phối  kết thúc. Thánh  lễ  tiếp tục. Sau kinh Lạy Cha có một  lời

           92[14]
                GL 1115; 1118
           93[15]  GL 1108
           94[16]
                GL 1108-1110
           95[17]  GL 1108; 1111
           96[18]
                GL 1112
           97[19]  GL 1121
           98[20]
                GL 1122
           99[21]  GĐ 57
           100[22]
                GLHT 1621
           Giáo Lý Hôn Nhân Gia Đình / Ủy Ban Giáo Lý HĐGM.VN                                                 35
   30   31   32   33   34   35   36   37   38   39   40