Page 39 - Giáo lý Hôn Nhân
P. 39
Việc chuẩn bị liền trƣớc Bí tích Hôn phối này cần thiết cho mọi trƣờng hợp, nhất
là đối với những đôi bạn còn nhiều thiếu sót và khó khăn về mặt giáo lý và nếp sống
đạo.
2. Đính hôn
Đính hôn là kết thúc giai đoạn sơ khởi của gặp gỡ, quen biết, để đƣa tình yêu
lứa đôi lên một mức nghiêm túc hơn và hƣớng đến một quyết định quan trọng là
thành hôn. Lễ đính hôn là một truyền thống văn hóa của nhiều dân tộc trên thế giới.
Ở Việt Nam, thƣờng có lễ dạm rồi đến đính hôn hay lễ ăn hỏi và sau cùng là lễ thành
hôn hay lễ cƣới. Tuy nhiên hiện nay nhiều nơi chỉ còn lễ hỏi và lễ cƣới.
Lễ đính hôn công khai hóa tình yêu của hai ngƣời với họ hàng đôi bên, bà con
lối xóm và bạn bè thân hữu. Từ ngày đính hôn đôi bạn có tƣ cách chính thức để công
khai gặp gỡ tìm hiểu nhau cũng nhƣ tìm hiểu gia đình của nhau. Sau lễ đính hai bên
gia đình sẽ trình với cha xứ biết để ngài hƣớng dẫn đôi bạn về giáo lý hôn nhân cũng
nhƣ chuẩn bị những thủ tục cần thiết cho việc cử hành bí tích hôn phối.
3. Tại sao cần phải có thời kỳ đính hôn?
Thời gian đính hôn là thời gian chuẩn bị. Việc chuẩn bị này là điều quan trọng,
giúp cho đôi bạn chín chắn và trƣởng thành khi đƣa ra lời cam kết, cũng nhƣ giúp
cho hôn ƣớc của đôi bạn có đƣợc nền tảng tự nhiên và siêu nhiên, vững chắc và lâu
dài. Hội Thánh nhắc nhở những bậc có trách nhiệm: “Phải biết giáo dục thanh thiếu
niên hợp thời và hợp cách về phẩm giá, phận sự và hành vi thể hiện tình yêu vợ
chồng, nhất là trong chính khung cảnh gia đình; nhờ đó, một khi đã được rèn luyện để
giữ đức khiết tịnh, đến tuổi thích hợp, họ có thể tiến tới hôn nhân sau khi đã sống đúng
đắn giai đoạn đính hôn 105[3] .”
Thời gian đính hôn là thời gian quý báu giúp đôi bạn có thêm cơ hội thích hợp
để tìm hiểu nhau và gia đình của nhau, chứng tỏ cho nhau về tình yêu của mình, và
xem thử những tình cảm ban đầu có thể trở thành tình yêu vợ chồng suốt đời không.
Thời gian đính hôn dài hay ngắn là tùy theo mức độ hiểu biết của đôi bạn về
hôn nhân và gia đình, và tùy theo đôi bạn có tâm đầu ý hợp không. Nói chung,
không nên vội vàng, hấp tấp; cũng không nên kéo dài quá lâu.
4. Sống thời kỳ đính hôn nhƣ thế nào?
Để cuộc hôn nhân đƣợc tốt đẹp và hạnh phúc, việc quan trọng trƣớc hết cần
phải làm trong thời gian đính hôn là gia tăng cầu nguyện, lắng nghe ý Chúa, xin
Chúa Thánh Thần soi sáng hƣớng dẫn để mình có thể tìm hiểu và chọn lựa đúng đắn.
Cần học giáo lý hôn nhân để hiểu rõ về ý nghĩa, mục đích của bí tích hôn phối
cũng nhƣ những đòi hỏi của bậc sống hôn nhân và gia đình.
Đôi bạn cần tìm hiểu nhau và gia đình của nhau để xem có hợp với nhau hay
không; đồng thời cần giúp nhau sửa đổi những thiếu sót, khuyết điểm trong tinh
thần khiêm tốn và biết phục thiện.
Đôi bạn cũng cần trao đổi với nhau về những vấn đề quan trọng, chẳng hạn vấn
đề sinh sản và giáo dục con cái, công việc làm ăn, sử dụng tiền bạc, sống đạo, làm
việc tông đồ... Bởi vì, sau khi kết hôn mà không nhất trí đƣợc với nhau về những vấn
đề quan trọng, hoặc phát hiện ra những chuyện tình cảm của quá khứ bị giấu giếm,
105[3]
x. GLHT 1632; MV 49,3
Giáo Lý Hôn Nhân Gia Đình / Ủy Ban Giáo Lý HĐGM.VN 39