Page 49 - Giáo lý Hôn Nhân
P. 49

giá, dù với cách thức khác nhau, cả hai đều là hình ảnh của Thiên Chúa quyền năng
                  và yêu thƣơng. Sự kết hợp giữa ngƣời nam và ngƣời nữ trong hôn nhân mô phỏng
                  nơi thân xác con ngƣời sự quảng đại và sung mãn của Đấng Tạo Hóa: “Ngƣời đàn
                  ông lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai thành một xƣơng một thịt” (St 2,
                  24). Sự kết hợp này giúp bảo tồn giống nòi.
                        - Dấu hiệu biểu lộ lòng trung tín. Tình yêu chân thật đòi phải trung tín. Nhờ các
                  hành vi tự nguyện trao hiến, đôi bạn đƣợc hỗ trợ để mãi mãi gắn bó, trong tƣ tƣởng
                  cũng nhƣ trong thân xác, lúc bĩ cực cũng nhƣ hồi thái lai, nhờ đó tránh đƣợc mọi thứ
                  ngoại tình và bất tín.
                         4.2. Nguyên tắc 2:

                        Luân lý Công giáo tôn trọng thân xác, nhưng không quá đề cao hành vi
                  giới tính.

                        Thiên Chúa tạo dựng con ngƣời có hồn và xác. Chính việc Ngôi Hai xuống thế
                  làm ngƣời và việc Đức Kitô sống lại từ cõi chết, là bằng chứng xác nhận giá trị của
                  thân xác. Niềm tin “xác loài ngƣời ngày  sau sống lại” cũng khẳng định giá trị của
                  thân xác. Thật vậy, thân xác có một giá trị nhất định trong chƣơng trình cứu độ của
                  Thiên Chúa.
                        Tuy nhiên, thân xác không phải là tất cả con ngƣời. Các hành vi sinh lý chỉ có
                  giá trị giới hạn. Chúng chỉ đáng quý trọng khi đƣợc thực hiện phù hợp với luật lệ của
                  Thiên Chúa. Do đó, không thể quá đề cao hành vi trao hiến đến độ làm phƣơng hại
                  các giá trị cao quý khác của con ngƣời.

                         4.3. Nguyên tắc 3:
                        Đời sống hôn nhân Công giáo phải là đời sống trong sạch và tiết độ.

                         Không phải chỉ bậc tu trì, mà mọi ngƣời, kể cả những ngƣời sống bậc vợ chồng,
                  đều đƣợc mời gọi giữ đức khiết tịnh: “Mỗi ngƣời giữ đức khiết tịnh tùy theo bậc sống
                  của mình: ngƣời này trong bậc trinh khiết hay độc thân của đời thánh hiến, một cách
                  thức dễ dàng tận hiến trọn vẹn tâm hồn cho Thiên Chúa; kẻ khác trong bậc gia đình
                  hay độc thân, tùy theo luật luân lý xác định     116[5] .”

                        Sống khiết tịnh là làm chủ giới tính, giúp ta làm chủ bản thân, nhờ đó, ta có thể
                  thống nhất đời sống và hiến thân trọn vẹn      117[6] .

                        Ngƣời có gia đình cần sống khiết tịnh, nghĩa là sống trong sạch và tiết độ, bởi
                  vì:
                        - Trong sạch và tiết độ qua hành vi ân ái là thƣớc đo tinh thần xả kỷ, hiến thân vì
                          hạnh phúc và nhu cầu của ngƣời mình yêu.
                        - Trong sạch và tiết độ còn là sự biểu lộ mức trƣởng thành và tự chủ của đôi
                          bạn biết yêu thƣơng và kính trọng nhau.
                        - Phải trong sạch trong thân xác: lạc thú tính dục đƣợc Thiên Chúa sắp đặt để
                          nâng đỡ đời sống hôn nhân và gia đình. Do đó, chỉ những ai là vợ chồng của
                          nhau mới có quyền trên xác của nhau.

                  3. Những lỗi phạm đến đức khiết tịnh và xúc phạm đến


           116[5]  x. GLHT 2349
           117[6]
                x. GLHT 2337 và 2395
           Giáo Lý Hôn Nhân Gia Đình / Ủy Ban Giáo Lý HĐGM.VN                                                 49
   44   45   46   47   48   49   50   51   52   53   54