Page 47 - Giáo lý Hôn Nhân
P. 47
đình 112[1] “.
Trong bài này ta hiểu tính dục theo nghĩa bao hàm cả ý nghĩa của tình dục.
2. Vai trò của tính dục trong tình yêu vợ chồng.
Giới tính và tính dục là ân huệ Thiên Chúa ban cho con ngƣời. Con ngƣời là một
thực thể gồm xác và hồn. Xác và hồn không phải là hai phần cô lập nhau, nhƣng
chúng liên hệ mật thiết với nhau, tác động lên nhau cách sâu xa. Do đó, khi vợ
chồng sử dụng giới tính để nên một với nhau và sinh sản con cái, thì đây không phải
chỉ là chuyện sinh lý thuần túy, mà còn liên quan đến điểm thâm sâu nhất trong ngôi
vị con ngƣời là tình yêu.
Nhƣ thế, tính dục chỉ có giá trị nhân linh đích thực, nếu nó là thành phần không
thể thiếu đƣợc của tình yêu, một khi vợ chồng đã cam kết hiến thân trọn vẹn cho
nhau trong suốt cả cuộc đời 113[2] .
Tình yêu vợ chồng là một tình yêu vị tha, trao hiến và đón nhận nhau suốt đời,
nên là một thứ tình yêu vị tha cao cấp nhất giữa ngƣời với ngƣời. Chính vì thế, tính
dục có một vai trò quan trọng trong tình yêu vợ chồng. Nó là ngôn ngữ của tình yêu,
giúp con ngƣời thông đạt với nhau một cách sâu xa nhất.
3. Tính dục phục vụ cho tình yêu vợ chồng
3.1. Các hành vi tính dục giúp đem lại niềm hoan lạc chính
đáng
Việc vợ chồng vận dụng các năng lực về giới tính để trao hiến trọn vẹn cho
nhau, hầu đem lại một cảm xúc hoan lạc sâu xa, có ảnh hƣởng mạnh mẽ đến sức
khỏe, sự quân bình trí não, làm cho vợ chồng ngày càng trƣởng thành hơn trong tình
yêu, nghĩa là vừa biết trao hiến vừa biết đón nhận trong sự tôn trọng và yêu thƣơng
nhau; điều này rất cần thiết cho sự chung thủy của vợ chồng và sự êm ấm của gia
đình.
“Chính Đấng Tạo Hóa đã muốn rằng trong nhiệm vụ truyền sinh đôi vợ chồng
cảm thấy một sự vui thú và thỏa mãn nơi thân xác và tinh thần. Vì vậy, vợ chồng
chẳng làm điều gì xấu khi tìm kiếm và tận hƣởng sự khoái lạc đó. Họ đón nhận
những gì Đấng Tạo Hóa đã ban cho. Tuy nhiên, họ phải biết giữ tiết độ 114[3] .”
3.2. Các hành vi tính dục giúp tình yêu vợ chồng mở ngỏ
cho sự sống
Tình yêu vợ chồng vừa bao gồm, lại vừa vƣợt qua tình bạn thông thƣờng để
trao hiến trọn vẹn theo nam tính và nữ tính của mình, nhờ đó họ lập thành một cộng
đồng các ngôi vị. Từ cộng đồng này, Thiên Chúa muốn có một con ngƣời khác đƣợc
hình thành, sinh ra và lớn lên.
Thiên Chúa không muốn sự trao hiến của vợ chồng dừng lại trong cuộc sống lứa
đôi, mà còn mở ngỏ cho việc trao hiến lớn lao hơn, đó là cộng tác với Ngài để trao
ban sự sống cho một con ngƣời khác. Việc mở ngỏ cho sự sống này là dấu chỉ chứng
minh tình yêu vợ chồng có giá trị đích thực. Chính từ sự hiệp thông vì tình yêu và sự
sống này, vợ chồng đạt đƣợc sự phong phú về nhân bản cũng nhƣ tâm linh, và tạo
112[1]
GLHT 2333
113[2] x. GD 11
114[3]
ĐGH Piô XII, Bài giảng ngày 29.10.1951
Giáo Lý Hôn Nhân Gia Đình / Ủy Ban Giáo Lý HĐGM.VN 47