Page 21 - Digital
P. 21

Điểm lại tháng 8/2021                                   VIỆT NAM SỐ HOÁ: CON ĐƯỜNG ĐẾN TƯƠNG LAI




                       Hình 1.3. Ca nhiễm COVID-19          Hình 1.4. Xu hướng đi lại và chỉ số mức độ chặt chẽ


              140                                       9.0   60                                       100
              120                                       8.0   40                                       80
                                                        7.0   20
              100                                                                                      60
                                                        6.0    0
               80                                       5.0  -20                                       40
               60                                       4.0  -40
                                                        3.0  -60                                       20
               40
                                                        2.0  -80                                       0
               20                                       1.0
               0                                        0.0      T02-20  T03-20  T04-20  T05-20  T06-20  T07-20  T08-20  T09-20  T10-20  T11-20  T12-20  T01-21  T02-21  T03-21  T04-21  T05-21  T06-21  T07-21
                  T02-20  T03-20  T04-20  T05-20  T06-20  T07-20  T08-20  T09-20  T10-20  T11-20  T12-20  T01-21  T02-21  T03-21  T04-21  T05-21  T06-21  T07-21  Độ nghiêm ngặt (RHS)  Bán lẻ & giải trí

                                                                 Tạp hóa & hiệu thuốc  Trung chuyển GTCC
                   Tổng số ca nhiễm (LHS)  Số ca nhiễm mới (RHS)  Nơi làm việc


             Nguồn: Thế giới của chúng ta bằng dữ liệu.     Nguồn: Thế giới của chúng ta bằng dữ liệu và dữ liệu đi
                                                            lại của cộng đồng trên Google.
             Ghi chú: Số ca nhiễm tính bằng nghìn ca; ca nhiễm mới
             được khẳng định là bình quân động bảy ngày. LHS = thang  Ghi chú: Chỉ số đi lại là thay đổi theo tỷ lệ % so với số
             bên trái; RHS = thang bên phải.                liệu ban đầu từ 03/01 - 06/02/2020, được biểu diễn bằng
                                                            bình quân động bảy ngày. RHS = thang bên phải.


            Tuy nhiên, con số tăng trưởng tổng gộp vững chắc của cả nền kinh tế trong nửa đầu năm 2021 che đi kết
            quả chưa đồng đều giữa các ngành. Động lực tăng trưởng chính là khu công nghiệp và xây dựng (đóng
            góp khoảng 53,2% cho tăng trưởng GDP), tiếp theo là khu dịch vụ (30,7%), và nông nghiệp (7,6%) (Hình 1.5).
            Tăng trưởng công nghiệp và xây dựng quay lại tốc độ trước đại dịch, bằng khoảng 8%, nhờ các hoạt động
            sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo mở rộng. Khu vực nông nghiệp - tương đối ít bị ảnh hưởng bởi đại
            dịch - tăng trưởng khoảng 3,85%, nhờ điều kiện khí hậu thuận lợi và dịch tả lợn châu Phi đã chấm dứt. Khu
            vực dịch vụ vẫn đi sau, với tốc độ tăng trưởng chỉ đạt 4,0%, bằng khoảng 60% tốc độ tăng trưởng ghi nhận
            nửa đầu năm 2019. Khu vực dịch vụ phục hồi chậm hơn một phần do nhạy cảm với các biện pháp đóng cửa
            trường học và hạn chế đi lại trong các đợt bùng phát dịch COVID-19 vào tháng 1-2 và tháng 4. Hoạt động
            trong các ngành bán lẻ, giải trí và vận tải bị suy giảm nhiều nhất (Hình 1.4). Đóng cửa biên giới với hầu hết
            khách quốc tế (giảm 97,6%) cũng góp phần dẫn đến suy thoái sâu trong ngành du lịch và vận tải.

            Nhìn từ góc độ chi tiêu, động lực tăng trưởng chính trong nửa đầu năm 2021 chủ yếu là tiêu dùng trong
            nước đang phục hồi, và phần nhỏ hơn, là đầu tư tư nhân, đóng góp lần lượt ở mức 53,4% và 18,3% vào tăng
            trưởng GDP (Hình 1.6).  Khu vực tư nhân trong nước đã thay thế cho khu vực nhà nước và khu vực kinh tế
                                 6
            đối ngoại, hai khu vực đã đóng góp chính cho quá trình phục hồi trong nửa cuối năm 2020. Như được giải
            thích ở phần dưới, Chính phủ trở lại với chính sách tài khóa thắt chặt hơn vào đầu năm 2021, trong khi đóng
            góp của xuất khẩu ròng cho tăng trưởng giảm do nhập khẩu tăng nhanh hơn xuất khẩu.










            6  Trong tăng trưởng GDP có một bộ phận lớn không thể lý giải được qua thống kê tài khoản quốc gia, với ước tính của chúng tôi dựa
               trên dữ liệu của TCTK, vì chênh lệch thống kê lên đến 30% tăng trưởng GDP trong quý hai năm 2021.


                                                          21
   16   17   18   19   20   21   22   23   24   25   26