Page 23 - Digital
P. 23
Điểm lại tháng 8/2021 VIỆT NAM SỐ HOÁ: CON ĐƯỜNG ĐẾN TƯƠNG LAI
dự báo sẽ tăng trưởng bình quân 4,8% trong năm 2021, còn những quốc gia ở nhóm tứ vị phân có tỷ lệ tiêm
vắc-xin thấp nhất sẽ chỉ tăng trưởng bình quân 2,5%.
9
Bằng chứng về mối tương quan chặt chẽ giữa hạn chế đi lại và hoạt động kinh tế có thể thấy rõ qua tình
hình COVID-19 hiện nay ở Việt Nam. Kể từ cuối tháng 4 năm 2021, các hoạt động sản xuất công nghiệp và
dịch vụ đều giảm mạnh do các biện pháp giãn cách xã hội nghiêm ngặt hơn, thậm chí, hạn chế đi lại khiến
nhiều dịch vụ phải đóng cửa. Trong tháng 7 năm 2021, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ giảm 19,8%
(so cùng kỳ năm trước), là mức giảm lớn nhất kể từ tháng 4 năm 2020 (Hình 1.8). Tăng trưởng chỉ số sản
10
xuất công nghiệp giảm tốc từ 4,9% (so cùng kỳ năm trước) trong tháng 6 xuống còn 2,2% (so cùng kỳ năm
trước) trong tháng 7. Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo tăng trưởng tốt hơn ở mức 2,9% so cùng kỳ
năm trước, với sản xuất hàng may mặc và giày da tăng lần lượt 5,8% (so cùng kỳ năm trước) và 8,9 % (so
cùng kỳ năm trước). Ngược lại, sản xuất sản phẩm điện tử, máy tính và sản phẩm quang học giảm 4,7% (so
cùng kỳ năm trước) trong tháng 7. Công nghiệp chế biến, chế tạo duy trì khả năng chống chịu tốt có lẽ một
11
phần xuất phát từ một số khu công nghiệp phía nam vẫn được phép duy trì sản xuất và cung cấp đầu vào
cho các chuỗi cung ứng. Ngoài ra, dịch bệnh ở các tỉnh miền bắc, Bắc Ninh và Bắc Giang, về cơ bản đã được
kiểm soát, cho phép các hoạt động sản xuất tại các khu công nghiệp từng bước phục hồi. Mặc dù vậy, Chỉ
số nhà quản trị mua hàng (PMI), một chỉ báo nhanh, giảm xuống mức thấp nhất trong tháng 6 năm 2021 kể
từ tháng 5 năm 2020. Chỉ số PMI của Việt Nam không chỉ giảm đột ngột, mà còn giảm sâu hơn so với mức
bình quân của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á, trong khi chỉ số PMI toàn cầu lại đang tăng lên nhờ quá
trình phục hồi ở nhiều quốc gia lớn (Hình 1.7).
Hình 1.7. Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) Hình 1.8. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ
50+ = Tăng trưởng (SA) % (NSA)
60 45
Toàn cầu
30
50
Việt Nam 15
40
0
30
ASEAN -15
20 -30
T07-18 T10-18 T01-19 T04-19 T07-19 T10-19 T01-20 T04-20 T07-20 T10-20 T01-21 T04-21 T07-21 T07-18 T10-18 T01-19 T04-19 T07-19 T10-19 T01-20 T04-20 T07-20 T10-20 T01-21 T04-21 T07-21
So với tháng trước So với cùng kỳ năm trước
Nguồn: IHS Markit/Haver Analytics. Nguồn: TCTK, Haver Analytics, và tính toán của cán bộ
NHTG.
Ghi chú: PMI chế tạo chế biến của ASEAN gồm dữ liệu
của bảy quốc gia (In-đô-nê-xia, Ma-lay-xia, Miến Điện, Ghi chú: NSA = chưa điều chỉnh theo mùa vụ.
Phi-líp-pin, Sing-ga-po, Thái Lan và Việt Nam). SA = điều
chỉnh theo mùa vụ.
9 Nhóm Ngân hàng Thế giới 2021.
10 Trang điện tử của Tổng cục Thống kê, tháng 7/2021. https://www.gso.gov.vn/en/homepage/
11 Trang điện tử của Tổng cục Thống kê, tháng 7/2021. https://www.gso.gov.vn/en/homepage/
23