Page 26 - Digital
P. 26
VIỆT NAM SỐ HOÁ: CON ĐƯỜNG ĐẾN TƯƠNG LAI Điểm lại tháng 8/2021
Hình 1.11. Doanh nghiệp gia nhập và rút lui Hình 1.12. Tác động của COVID-19 đến hộ gia đình
Ngàn doanh nghiệp (NSA) Thay đổi về thu nhập so với năm trước (% hộ gia đình)
45 100%
80%
30
60%
15 40%
20%
0
2019-Q1 2019-Q2 2019-Q3 2019-Q4 2020-Q1 2020-Q2 2020-Q3 2020-Q4 2021-Q1 2021-Q2 R2 R3 R4 R5 0%
Thấp hơn (>=100%) Thấp hơn (50-99%) Thấp hơn (25-49%)
Mới thành lập Quay lại HĐ
Thấp hơn (<25%) Như cũ Cao hơn
Tạm dừng HĐ Chờ giải thể
Không biết
Giải thể
Nguồn: Tính toán của cán bộ NHTG dựa trên số liệu Nguồn: Khảo sát hộ gia đình tần suát cao qua điện thoại
của TCTK. của NHTG.
Ghi chú: NSA = chưa điều chỉnh theo mùa vụ. Ghi chú: Đợt 2 = T7/2020; Đợt 3 = T9/2020; Đợt 4 = T1/2021;
Đợt 5 = T3/2021.
Tác động kéo dài của đại dịch đến các hộ gia đình đã trở nên rõ nét hơn, thậm chí từ trước đợt dịch
COVID-19 bùng phát vào tháng 4, và có khả năng cao đã nghiêm trọng hơn trong tháng qua. Đến tháng 3
năm 2021, 30% hộ gia đình vẫn có thu nhập thấp hơn so với tháng 3 năm 2020, giảm từ tỷ lệ khoảng 50% ghi
nhận trong tháng 1 năm 2021 (Hình 1.12). Khoảng 12% các hộ gia đình này rơi vào tình trạng khó khăn tài
chính khi họ cho biết bị mất ít nhất 50% thu nhập. Nữ giới và các hộ ở nhóm 20% có thu nhập thấp nhất trải
qua quá trình phục hồi thu nhập chậm nhất. Khu vực kinh tế phi chính thức thường gắn liền với an ninh thu
nhập thấp hơn, năng suất lao động thấp hơn, và khả năng tiếp cận tài chính hạn chế. Người lao động hoặc
doanh nghiệp trong khu vực kinh tế phi chính thức cũng ít được tiếp cận mạng lưới an sinh xã hội. Ngoài ra,
như ở nhiều quốc gia khác, khủng hoảng có tác động thiên vị giới ở Việt Nam do nữ giới thường phải gánh
trách nhiệm chăm sóc trẻ em nhiều hơn, và đại dịch COVID-19 càng làm tăng áp lực về thời gian cho nữ giới,
nhất là khi trường học bị đóng cửa, như cách đây hai tháng tại Hà Nội. Các nhóm càng nghèo thì càng dễ
bị tổn thương vì họ tiết kiệm ít hơn và khả năng tiếp cận tài chính hạn chế hơn. Ngoài ra, có thể thấy chênh
lệch vùng miền trong xu hướng thu nhập hộ gia đình, trong đó khu vực duyên hải Nam Trung Bộ (khu vực
có thành phố Đà Nẵng) và thành phố Hồ Chí Minh bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi các biện pháp y tế dự phòng
và hạn chế đi lại quốc tế do du lịch và kinh doanh dịch vụ chiếm một phần lớn trong quy mô kinh tế các tỉnh
này. Ngược lại, Hà Nội ít bị ảnh hưởng hơn vì đó là trụ sở của chính quyền trung ương.
1.1.3. Cán cân thanh toán vẫn tích cực, nhưng cán cân thương mại đã chuyển sang thâm hụt
Việt Nam duy trì được vị thế kinh tế đối ngoại vững mạnh trong nửa đầu năm 2021, nhưng cán cân thương
mại hàng hóa đã chuyển sang thâm hụt trong quý II. Việt Nam tích lũy được 6,0 tỷ USD dự trữ ngoại hối từ
tháng 12/2020 đến tháng 4/2021 do cán cân vãng lai và cán cân tài chính đều thặng dư (Hình 1.13). Đồng
thời, tỷ giá thực hữu hiệu (REER) (được đo lường theo phương pháp luận của Ngân hàng Thế giới cho một
giỏ gồm các đối tác thương mại lớn) vẫn tương đối ổn định trong nửa đầu năm 2021, sau khi giảm 7,3% từ
tháng 5/2020 đến tháng 1/2021 (Hình 1.14).
26