Page 30 - Digital
P. 30
VIỆT NAM SỐ HOÁ: CON ĐƯỜNG ĐẾN TƯƠNG LAI Điểm lại tháng 8/2021
Hình 1.19. Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu Hình 1.20. Cơ cấu thị trường xuất khẩu
100 100
80 80
60 60
40 40
20 20
0 0
2017 2018 2019 2020 6T-21 2017 2018 2019 2020 6T-21
Khác Kim loại Dày dép Khác Nhật Bản Hàn Quốc
Dệt may Máy móc Điện thoại ASEAN EU Trung Quốc
Máy tính, điện tử Hoa Kỳ
Nguồn: TCTK, Haver Analytics, và tính toán của cán bộ Nguồn: TCTK, Haver Analytics, và tính toán của cán bộ
NHTG. NHTG.
Thương mại dịch vụ tiếp tục bị ảnh hưởng nghiêm trọng do các hạn chế đi lại quốc tế, trong khi dòng kiều
hối tỏ ra có khả năng chống chịu tốt trong đại dịch COVID-19. Sau khi giảm 62,4% năm 2020, xuất khẩu
dịch vụ tiếp tục giảm 68,5% (so cùng kỳ năm trước) trong hai quý đầu năm 2021 do đóng cửa biên giới với
du khách quốc tế. Số lượt khách quốc tế đến Việt Nam giảm 97,6% (so cùng kỳ năm trước) trong sáu tháng
đầu năm 2021. Cùng lúc đó, nhập khẩu dịch vụ phục hồi và tăng 6,4% (so cùng kỳ năm trước), dẫn đến cán
cân thương mại dịch vụ thâm hụt 7,7 tỷ USD. Tăng nhập khẩu xuất phát từ chi phí bảo hiểm và vận tải cao
lên cao (tăng 25% [so cùng kỳ năm trước]) liên quan đến cước phí vận tải toàn cầu tăng vọt. Ngược lại, dòng
kiều hối về Việt Nam ước đạt 17 tỷ USD năm 2020, tăng khoảng 1,3% so với năm 2019 . Dòng kiều hối ổn
14
định góp phần bù đắp phần nào thâm hụt cán cân thương mại dịch vụ và giữ vững vị thế kinh tế đối ngoại
của Việt Nam năm 2020.
Mặc dù dòng vốn FDI giảm do cú sốc COVID-19, nhưng cũng chứng tỏ được sự vững vàng so với các quốc
gia khác trên thế giới, cho thấy niềm tin vào tiềm năng kinh tế của Việt Nam (Hình 1.21). Trong nửa đầu
năm 2021, tổng vốn FDI đăng ký giảm 2,6% (so cùng kỳ năm trước), đạt 15,3 tỷ USD. Tuy nhiên, số vốn đăng
ký giảm tới 45% từ tháng 4 đến tháng 6, có thể cho thấy tâm lý thận trọng hơn của các nhà đầu tư nước
ngoài trong bối cảnh dịch COVID-19 bùng phát gần đây (Hộp 1.2).
14 Theo ước tính của Nhóm NHTG
30