Page 35 - Digital
P. 35
Điểm lại tháng 8/2021 VIỆT NAM SỐ HOÁ: CON ĐƯỜNG ĐẾN TƯƠNG LAI
Hình 1.25. Nợ xấu (NPL) theo báo cáo của các tổ Hình 1.26. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
chức tín dụng và tỷ lệ an toàn vốn bình quân (CAR), % (so với cùng kỳ năm trước, NSA)
%
15 15
CAR Lương thực, thực phẩm
10
10
CPI
5
5
NPL 0
Cơ bản
0 -5
2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 T06-17 T09-17 T12-17 T03-18 T06-18 T09-18 T12-18 T03-19 T06-19 T09-19 T12-19 T03-20 T06-20 T09-20 T12-20 T03-21 T06-21
Nguồn: Tính toán của cán bộ Ngân hàng Thế giới sử dụng Nguồn: TCTK, Haver Analytics, và tính toán của cán bộ
dữ liệu của NHNN và TCTK năm 2021. Ngân hàng Thế giới.
Ghi chú: NSA = chưa điều chỉnh theo mùa vụ.
Mặc dù cung tiền tăng trưởng nhanh, nhưng lạm phát chỉ tăng nhẹ trong nửa đầu năm 2021. Chỉ số giá
tiêu dùng (CPI) tăng từ 0,2% (so với cùng kỳ năm trước) trong tháng 12 năm 2020 lên 2,4% (so với cùng kỳ
năm trước) trong tháng 6 năm 2021, vẫn thấp hơn nhiều so với mục tiêu chính sách 4% cho cả năm (Hình
1.26). Lạm phát tăng một phần do Chính phủ điều chỉnh tăng giá xăng dầu trong nước, sau khi giá dầu thô
thế giới hồi phục và liên tục tăng lên. Giá kim loại toàn cầu tăng vọt cũng làm tăng chi phí vật liệu xây dựng,
tạo thêm áp lực lạm phát cho nền kinh tế trong nước. Giá lương thực, thực phẩm dịu lại sau khi dịch tả lợn
châu Phi, căn bệnh đã gây ảnh hưởng lớn đến nguồn cung thịt lợn cách đây một năm, đã được chế ngự
thành công. Lạm phát CPI cơ bản; không bao gồm lương thực, thực phẩm, năng lượng và các mặt hàng do
Nhà nước quản lý; chỉ tăng từ 1,0% (so cùng kỳ năm trước) trong tháng 12 năm 2020 lên 1,1 % (so cùng kỳ
năm trước) trong tháng 6 năm 2021.
1.1.5. Chính sách tài khóa quay lại vị thế trung lập
Sau khi theo đuổi chính sách tài khóa nới lỏng trong nửa cuối năm 2020 nhằm kích thích khôi phục kinh
tế, cơ quan chức năng đã quay lại với chính sách tài khóa trung lập trong nửa đầu năm 2021. Ngân sách
nhà nước bội thu khoảng 81 ngàn tỷ đồng (3,5 tỷ USD), so với bội chi 65 ngàn tỷ đồng (2,8 tỷ USD) năm 2020
nhờ vượt thu ngân sách kết hợp với giảm chi, nhất là chi đầu tư (Hình 1.27). Cùng lúc đó, Chính phủ vay
141,5 ngàn tỷ đồng (2,2% GDP) trên thị trường nội địa trong sáu tháng đầu năm, tăng 62,6% so với cùng kỳ
năm trước. Tăng vay trong nước phản ánh kế hoạch của Chính phủ biến thị trường trong nước thành nguồn
huy động vốn vay chính, và việc tận dụng lợi thế thanh khoản đang dồi dào và chi phí vay vốn đang ở mức
tương đối thấp. Lợi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm chỉ bằng 2,2% vào cuối tháng 6 năm 2021. Các
cơ quan chức năng chủ yếu phát hành trái phiếu có kỳ hạn 10 và 15 năm nhằm kéo dài kỳ hạn danh mục nợ.
35