Page 34 - Digital
P. 34

VIỆT NAM SỐ HOÁ: CON ĐƯỜNG ĐẾN TƯƠNG LAI                                   Điểm lại tháng 8/2021



                    Hình 1.23. Tăng trưởng tín dụng và           Hình 1.24. Tăng trưởng tiền gửi tại các
                       tổng phương tiện thanh toán                         tổ chức tín dụng

                   % (so cùng kỳ năm trước, cuối kỳ, NSA)         % (so cùng kỳ năm trước, cuối kỳ, NSA)

                                                       25                                               40
                                                                                        Tiền gửi doanh nghiệp
                                                       20                                               30
                                           Thanh khoản
                                                       15                                               20
                                                                                                Tổng tiền gửi

                                                       10                                               10
                                       Tín dụng
                                                                                    Tiền gửi cá nhân
                                                       5                                                0
              T06-17  T09-17  T12-17  T03-18  T06-18  T09-18  T12-18  T03-19  T06-19  T09-19  T12-19  T03-20  T06-20  T09-20  T12-20  T03-21  T06-21  T06-17  T09-17  T12-17  T03-18  T06-18  T09-18  T12-18  T03-19  T06-19  T09-19  T12-19  T03-20  T06-20  T09-20  T12-20  T03-21  T06-21


             Nguồn: NHNN, Haver Analytics, và Ngân hàng Thế giới.  Nguồn: NHNN, Haver Analytics, và Ngân hàng Thế giới.
             Ghi chú: NSA = chưa điều chỉnh theo            Ghi chú: NSA = chưa điều chỉnh theo
             mùa vụ.                                        mùa vụ.

            Tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán và tín dụng nhanh là động thái hỗ trợ đáng hoan nghênh cho
            một số doanh nghiệp và hộ gia đình đang gặp khó khăn tài chính từ đầu đại dịch, nhưng cũng mang theo
            những rủi ro tiềm tàng. Ví dụ, hiệu quả của cách tiếp cận này có thể cần được xem lại khi lãi suất thực đã ở
            mức rất thấp, và khi một tỷ lệ lớn doanh nghiệp và hộ gia đình chưa có quan hệ trực tiếp với các ngân hàng
            thương mại; hiện chỉ có một phần ba hộ gia đình ở Việt Nam có tài khoản ngân hàng vào năm 2017.  Kinh
                                                                                                    16
            nghiệm quốc tế cũng cho thấy cho vay có mục tiêu thường xảy ra tình trạng thiếu minh bạch về lý do, cơ sở
            kinh tế cho việc thực hiện cấp, quy mô và cách thức phân bổ các khoản vay này, bao gồm các khoản vay
            dành cho DNNN và các doanh nghiệp lớn tiên phong của quốc gia mà có thể đang gặp khó khăn tài chính.
            Rủi ro không thanh toán được của các khoản vay này cuối cùng có thể được chuyển từ khu vực kinh tế thực
            sang khu vực tài chính, và vì vậy khu vực tài chính có thể trở nên dễ bị tổn thương hơn theo thời gian.

            Mặc dù ổn định tài chính chung đã được duy trì đến cuối tháng 6/2021, nhưng chất lượng khoản vay bắt
            đầu có dấu hiệu xấu đi ở một số ngân hàng. Tỷ lệ dư nợ tín dụng trên GDP đạt mức 136% năm 2019, tăng
            mạnh lên 146% tính đến cuối năm 2020 làm gia tăng nguy cơ cho các ngân hàng do quan hệ của họ với
            những ngành kinh tế thực bị ảnh hưởng, như du lịch, hàng không, và có thể cả bất động sản. Với thực tế là
            hai đợt bùng phát dịch COVID-19 vừa qua, nhất là đợt dịch tháng 5, đã ảnh hưởng đến lĩnh vực bán lẻ và một
            số tiểu ngành chế biến, chế tạo, doanh nghiệp và người dân có lẽ sẽ ngày càng nhiều gặp khó khăn trong
            việc thực hiện các nghĩa vụ trả nợ. Tỷ lệ nợ xấu theo báo cáo trong danh mục của các ngân hàng chỉ tăng
            rất ít, từ 1,63% trong tháng 12/2019 lên 2,14% trong tháng 9/2020, nhưng đúng là việc NHNN chưa công bố
            số liệu gần đây cũng làm dấy lên quan ngại (Hình 1.25). Hơn nữa, tỷ lệ nợ xấu đang thấp do NHNN ban hành
            các biện pháp tạm thời cho phép cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với khách hàng gặp khó khăn. Ngoài ra, rủi ro
            mất khả năng trả nợ tăng lên có thể làm tăng căng thẳng trong khu vực tài chính theo thời gian. Đồng thời, tỷ
            lệ an toàn vốn tổng thể của các ngân hàng đã giảm từ 11,95% cuối năm 2019 xuống còn 11,13% vào tháng
            12/2020, và 11,1% cuối tháng 6/2021. Những số liệu chung trên có thể che lấp đi nguy cơ dễ bị tổn thương
            của một số ngân hàng thương mại, trong đó có những ngân hàng có tỷ lệ an toàn vốn thấp, được thể hiện
            qua việc thiếu khả năng đáp ứng các yêu cầu của chuẩn Basel II.

            16   Dữ liệu lấy từ FINDEX.

                                                          34
   29   30   31   32   33   34   35   36   37   38   39