Page 32 - Digital
P. 32

VIỆT NAM SỐ HOÁ: CON ĐƯỜNG ĐẾN TƯƠNG LAI                                   Điểm lại tháng 8/2021




              Hộp 1.2. Cơ cấu vốn FDI đăng ký

              Mặc dù đầu tư mới  đã giảm do khủng hoảng COVID-19, nhưng vẫn chiếm tỷ trọng chi phối trong tổng vốn FDI đăng
                             a
              ký vào Việt Nam. Vốn FDI đầu tư mới đăng ký giảm 6,6% năm 2020 nhưng ghi nhận tăng trưởng 12,4% (so cùng kỳ
              năm trước) trong nửa đầu năm 2021. Tác động của đại dịch đến dòng vốn FDI đầu tư mới dường như ít nghiêm trọng
              hơn nhờ tăng đầu tư vào lĩnh vực sản xuất điện với hai nhà máy điện khí hóa lỏng quy mô lớn trị giá 7,1 tỷ USD. Mặc
              dù vậy, như có thể thấy ở các quốc gia đang phát triển khác, vốn FDI đầu tư mới đăng ký trong các ngành chế biến,
              chế tạo giảm 32,6% trong năm 2020, và 4,7% (so cùng kỳ năm trước) trong hai quý đầu năm 2021 sau một năm 2019
              khởi sắc (Hình 1.22).

                                      Hình 1.22. Vốn FDI đầu tư mới đăng ký, theo lĩnh vực

                                                         Tỷ USD
                                                                                               40

                                                                                               30

                                                                                               20

                                                                                               10

                                                                                               0
                         2016      2017      2018       2019      2020      6M-20     6M-21
                           Công nghiệp chế biến, chế tạo    Sản xuất, phân phối điện, khí, nước, điều hòa
                           Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy  Hoạt động kinh doanh bất động sản
                           Hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ  Khác

              Nguồn: TCTK, Bộ KH&ĐT, Haver Analytics, và ước tính của cán bộ Ngân hàng Thế giới.
              Đầu tư mua lại và sát nhập (M&A) giảm do tâm lý thận trọng của nhà đầu tư trong bối cảnh sự phục hồi tổng cầu
              trong nước và tiến độ thực hiện cổ phần hóa doanh nhiệp Nhà nước (DNNN) diễn ra châm. Sau khi tăng gấp ba từ
              năm 2016 đến năm 2019, đầu tư M&A - qua góp vốn hoặc mua cổ phần của doanh nghiệp trong nước - giảm 50%
              trong năm 2020, sau đó giảm thêm 50% (so cùng kỳ năm trước) trong nửa đầu năm 2021. Dòng vốn đầu tư M&A tăng
              trước đại dịch xuất phát từ sự quan tâm mạnh mẽ của nhà đầu tư nước ngoài tới người tiêu dùng trong nước, nên suy
              giảm trong năm 2020 và đầu năm 2021 phản ánh sự cẩn trọng hơn của các nhà đầu tư nước ngoài trước sự phục
              hồi chậm chạp của tiêu dùng tư nhân trong nước. Một nguyên nhân nữa có thể do tiến độ chậm của chương trình
              cổ phần hóa DNNN của Chính phủ, vốn thu hút được sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài trong mấy năm qua.

              Ghi chú: a. Đầu tư mới là hình thức vốn FDI "trong đó công ty mẹ thành lập công ty con ở một quốc gia khác, xây dựng cơ sở sản
              xuất kinh doanh mới từ đầu” (https://www.investopedia.com/terms/g/greenfield.asp).























                                                          32
   27   28   29   30   31   32   33   34   35   36   37