Page 27 - Digital
P. 27
Điểm lại tháng 8/2021 VIỆT NAM SỐ HOÁ: CON ĐƯỜNG ĐẾN TƯƠNG LAI
Hình 1.13. Dự trữ ngoại hối Hình 1.14. Xu hướng tỷ giá
6 120 135 REER 24.000
(LHS)
5 100 130 23.500
Tỷ giá thị trường
4 80
125 23.000
3 60
120 Tỷ giá trung tâm 22.500
2 40
1 20 115 22.000
0 0
110 21.500
2017-Q1 2017-Q2 2017-Q3 2017-Q4 2018-Q1 2018-Q2 2018-Q3 2018-Q4 2019-Q1 2019-Q2 2019-Q3 2019-Q4 2020-Q1 2020-Q2 2020-Q3 2020-Q4 2021-Q1 T06-17 T09-17 T12-17 T03-18 T06-18 T09-18 T12-18 T03-19 T06-19 T09-19 T12-19 T03-20 T06-20 T09-20 T12-20 T03-21 T06-21
Tỷ USD Tháng nhập khẩu GNFS
Nguồn: NHNN, IMF, và tính toán của cán bộ Ngân hàng Nguồn: SBV, Vietcombank, Haver Analytics, và Ngân hàng
Thế giới. Thế giới.
Ghi chú: RHS = thang bên phải; GNFS = hàng hóa và dịch Ghi chú: Tỷ giá trung tâm là tỷ giá trung tâm đồng/USD. Tỷ
vụ phi tài chính. giá thị trường là tỷ giá bình quân đồng/USD theo giá mua
và bán giao ngay do Vietcombank công bố. LHS = thang
bên trái; REER = tỷ giá thực hữu hiệu; Tỷ giá thực hữu hiệu
REER thấp hơn là đồng tiền đang mất giá.
Tuy nhiên, ước tính cán cân vãng lai đã chuyển sang tình trạng thâm hụt trong quý II năm 2021. Tài khoản
vãng lai giảm từ thặng dư 0,6 tỷ USD trong quý I năm 2021 xuống thâm hụt khoảng 4,6 tỷ USD trong quý II
(Hình 1.15). Như lý giải bên dưới, mức giảm trên chủ yếu do nhập khẩu hàng hóa tăng mạnh. Cán cân xuất
nhập khẩu dịch vụ tiếp tục tác động tiêu cực đến tài khoản vãng lai do đóng cửa biên giới với hầu hết du
khách quốc tế. Ngược lại, cán cân tài chính được cải thiện trong quý I năm 2021 nhờ dòng vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài (FDI) được giữ vững và dòng vốn ngắn hạn chảy vào nền kinh tế tăng, nhưng kết quả quý II
chưa được công bố vào thời điểm xuất bản báo cáo này (Hình 1.16).
Sau khi ghi nhận thặng dư thương mại hàng hóa kỷ lục vào năm 2020, cán cân thương mại của Việt Nam
chuyển sang thâm hụt trong nửa đầu năm 2021 và xấu đi trong tháng 7. Cán cân thương mại hàng hóa ghi
nhận thâm hụt khoảng 1,0 tỷ USD trong sáu tháng đầu năm 2021, sau đó tụt sâu xuống 2,4 tỷ USD trong
tháng 7, so với thặng dư 8,7 tỷ USD đạt được trong bảy tháng đầu năm 2020 (Hình 1.13). Trong nửa đầu
năm, xu hướng xấu đi này phản ánh sự tăng trưởng mạnh mẽ của nhập khẩu (tăng 36,3% [so cùng kỳ năm
trước]), cao hơn so với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu (29,0% [so cùng kỳ năm trước]). Kim ngạch nhập khẩu
hàng tiêu dùng tăng 28% (so cùng kỳ năm trước), so với mức giảm 7,2 % (so cùng kỳ năm trước) trong nửa
đầu năm 2020 (Hình 1.14). Kim ngạch nhập khẩu nguyên vật liệu và máy móc thiết bị cũng phục hồi mạnh
mẽ, chủ yếu do các ngành xuất khẩu phụ thuộc nhiều vào đầu vào nhập khẩu. Thâm hụt thương mại cũng
liên quan đến suy giảm tỷ giá thương mại, khoảng 1,0% trong sáu tháng đầu năm 2021 so cùng kỳ năm
trước.
27