Page 28 - Digital
P. 28
VIỆT NAM SỐ HOÁ: CON ĐƯỜNG ĐẾN TƯƠNG LAI Điểm lại tháng 8/2021
Hình 1.15. Cơ cấu tài khoản vãng lai (CA) Hình 1.16. Cơ cấu tài khoản tài chính (FA)
Tỷ USD (NSA) Tỷ USD (NSA)
20
20 15
15 10
5
10
0
5
-5
0
-10
-5
-15
-10
2017-Q1 2017-Q2 2017-Q3 2017-Q4 2018-Q1 2018-Q2 2018-Q3 2018-Q4 2019-Q1 2019-Q2 2019-Q3 2019-Q4 2020-Q1 2020-Q2 2020-Q3 2020-Q4 2021-Q1 2021-Q2 2017-Q1 2017-Q2 2017-Q3 2017-Q4 2018-Q1 2018-Q2 2018-Q3 2018-Q4 2019-Q1 2019-Q2 2019-Q3 2019-Q4 2020-Q1 2020-Q2 2020-Q3 2020-Q4 2021-Q1
Hàng hóa Dịch vụ TN sơ cấp ĐT trực tiếp ròng ĐT gián tiếp ròng Vốn ngắn hạn
TN thứ cấp Cán cân vãng lai Vay trung/dài hạn Cán cân tài chính
Nguồn: NHNN, TCTK, Haver Analytics, và tính toán của Nguồn: NHNN, TCTK, Haver Analytics, và tính toán của
cán bộ NHTG. cán bộ NHTG.
Ghi chú: NSA = chưa điều chỉnh theo mùa vụ. Ghi chú: FDI = đầu tư trực tiếp nước ngoài; M/L-T Debt =
Nợ trung và dài hạn; NSA = chưa điều chỉnh theo mùa vụ;
S-T Cap. Flows = dòng vốn ngắn hạn.
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong bảy tháng đầu năm 2021 cao hơn 26,2% so với cùng
kỳ năm 2020. Tuy nhiên, sau khi bùng nổ trong nửa cuối năm 2020, kim ngạch xuất khẩu chững lại từ tháng
1 đến tháng 7 năm 2021 (Hình 1.17). Thực tế, tăng trưởng xuất khẩu giảm tốc từ 20,6% (so cùng kỳ năm
trước) trong tháng 6 xuống chỉ còn 12,5% (so cùng kỳ năm trước) trong tháng 7, trong khi kim ngạch nhập
khẩu tiếp tục tăng mạnh 33,3% (so cùng kỳ năm trước) (Hình 1.18). Tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam đi
ngang phần nào gây ngac nhiên ở chỗ với năng lực cạnh tranh trên các thị trường quốc tế, Việt Nam lẽ ra
phải tận dụng được sự hồi sinh của nhu cầu toàn cầu. Một hướng để lý giải là tăng trưởng đi ngang phản ánh
các yếu tố mùa vụ. Một hướng lý giải khác là khi các quốc gia khác quay lại tham gia thị trường xuất khẩu,
họ cạnh tranh với sản phẩm của Việt Nam và giành lại một số thị phần trước COVID-19. Đợt dịch bùng phát
từ tháng 4 dường như cũng ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu sản phẩm điện tử vì các biện pháp về y tế
và hạn chế đi lại nhằm ngăn dịch bệnh lây lan trong cộng đồng đã làm gián đoạn hoạt động ở các nhà máy
tại Bắc Giang và Bắc Ninh, gây ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng một số sản phẩm điện tử. Kim ngạch xuất
khẩu máy tính và sản phẩm điện tử chỉ tăng 5,4% (so cùng kỳ năm trước) trong tháng 6 (thấp hơn nhiều so
với tốc độ trưởng tăng hai con số ghi nhận trong năm 2020 và đầu năm 2021) và giảm 9,1% (so cùng kỳ năm
trước) trong tháng 7/2021. Mặt khác, kim ngạch xuất khẩu điện thoại giảm 9,6% (so cùng kỳ năm trước)
trong tháng 6, nhưng đã hồi phục trong tháng 7/2021, tăng 10,3% (so cùng kỳ năm trước).
28