Page 157 - Giữa khi mưa lưu hoàng đổ
P. 157
nhận ra tôi. Coi nào. Phòng tuy nằm ở mặt ngoài nhưng không
có cửa sổ. Bốn năm đã xỉn màu. Vách bếp thì ám khói đen kịn,
nức nẻ đường dọc đường ngang. Giường ngủ trải chiếu coi bộ
cũng ọp ẹp như căn phòng. Cái bàn bằng gỗ tạp, cũ mèm, nhỏ
rít, vừa đủ cho một người ngồi, trên để vài cuốn sách ngoại
ngữ của Léon Tolstoi, Nietzche, André Gide, Sigmond Freud,
Erich Maria Remarque và tập thơ Vào Một Thời Im Bóng của
Lê Văn Ngăn mới in bằng kỹ thuật khá tân kỳ multilic trên giấy
trắng ngà, bóng láng, chữ rất sắc và đẹp. Tôi thầm nghĩ đồ
đạc trong phòng chẳng có chi quý giá, cửa nẻo lại sơ sài,
không khóa cũng phải.
Tôi thở dài ngồi xuống lấy tập thơ mới in của nhà thơ
đất Thần Kinh ra lật lật, ngắm nghía. Đọc chưa tới nửa bài thì
Lê Văn Ngăn về. Gặp nhau, lúc đầu anh nhìn tôi còn ngờ ngợ.
Tôi xưng tên thì nhà thơ xứ Huế đứng thẳng người, dợm bước
tới tay bắt mặt mừng. Ngót mười năm cách biệt rồi còn gì. Tôi
đưa thư từ của nhà văn Thế Vũ cho Lê Văn Ngăn, anh lặng lẽ
lấy ra xem hình, đọc thư xong từ tốn hỏi tôi về tình cảnh an
ninh của Thế Vũ, về sức sáng tác của Thế Vũ so với độ trước
ra sao, về những chuyện buồn vui với anh em văn nghệ sĩ Nha
thành như thế nào, hỏi thăm Trần Vạn Giã ở Bãi Giếng v.v…
Cứ thế chúng tôi đi dần vào câu chuyện văn thơ, lan man về
tình hình đất nước.
Buổi tối đi ăn đi uống về cũng đã khuya. Ở Đà Lạt, đêm
xuống trời rất lạnh, ít thấy bóng người lạng quạng ở ngoài
đường. Cái giường gỗ xấu xí kia lâu nay là chỗ ngã lưng của
nhà thơ, nay lại thêm thằng bạn thơ nhà binh, nên mạnh ai
nấy nằm trở đầu cố dỗ giấc ngủ qua đêm. Tôi nhớ hoài, mỗi
lần cục cựa là nghe tiếng giường cằn nhằn, cọt kẹt, rên lên.