Page 159 - Giữa khi mưa lưu hoàng đổ
P. 159
len lỏi trong khứu giác chúng tôi. Cà phê Tùng tuy ngon, Thủy
Tạ tuy nhàn hạ, nhưng tảng sáng chúng tôi thích la cà quanh
các sạp cà phê lộ thiên ngoài chợ Hòa Bình; vừa lom khom thổi
hơi nóng vừa rung đùi chiếp từng chiếp cà phê mặc cho những
giọt mưa lành lạnh thỉnh thoảng gió đưa lạc trên lưng mình.
Sống vài ngày với hai ông nhà thơ xứ Huế, cái máu lính
chộn rộn, lấc cấc trong tôi cũng ngoan ngoãn dịu xuống xuôi
theo những cử chỉ trầm tĩnh, điềm đạm, chín chắn và chững
chạc trên bước đời cũng như trên đường thơ của họ. Lê Văn
Ngăn nghèo sơ thì không nói gì; còn Phong Vũ, giàu sang, phú
quý như anh lại coi bạc tiền, danh lợi, công danh, sự nghiệp
như gió thoảng mây trôi; chỉ có tình bạn, tình thơ là món quà
mà người nghệ sĩ chân chính nào như anh cũng luôn trân
trọng.
Lúc giã từ Đà Lạt trở về đơn vị ở Cam Ranh Bay, tôi
mang theo tập thơ Vào Một Thời Im Bóng anh ký tặng tôi như
là một hành trang kỷ niệm khó quên. Đó là lần cuối cùng tôi
gặp nhà thơ hiền lành này. Lê Văn Ngăn là một thi sĩ có thực
tài, nên ngôn ngữ trong thi tứ của anh rất chân thực và bình
dị, nhưng thắm đẫm chiều sâu văn hóa của một người có tri
thức. Chính cái phong độ chín chắn, mực thước, cái trầm tư,
mặc tưởng, cả cái uất ức, éo le…, những cái đó đã đẩy anh
vào thế giới thơ với những suy tưởng triền miên. Có thể nói
thơ Lê Văn Ngăn là thơ được anh múc ra từ đáy sâu đầy khổ
lụy của cuộc đời.
Rồi cơn bão thời thế tràn qua đất nước, tất cả anh em
văn nghệ sĩ chúng tôi từ ngoài Trung vô tới trong Nam đều
như chim vỡ tổ, tan tác mỗi người một phương. Năm 1980 ra
tới hải ngoại được vài năm tôi được tin nhà văn Thế Vũ mất