Page 15 - Tiếng Việt Tuyệt Vời
P. 15

Tiếng Việt Tuyệt-Vời  Đỗ Quang-Vinh

            Bởi  vì  chính  cái  Tuyệt-Vời  của  Tiếng  Việt  lại  là  cái
            tuyệt-vời của cả một dân-tộc chúng ta, do đó cái vẻ
            đẹp muôn mầu muôn sắc ấy nhất-định không thể là
            cái  biết  của  một  người  hay  một  nhóm  người  nào.
            Càng không thể là cái biết của một kẻ như chúng tôi
            chỉ mới đọc qua bản văn khảo-cứu đã vội dám cho
            rằng mình có sẵn cái vốn để biết đến nơi đến chốn
            vấn-đề. Cái bản-sắc đẹp vô-cùng vô-tận của Tiếng
            Việt  là  sự  hội-tụ,  sự  kết-tinh  một  di-sản  tinh-thần
            đất nước từ ngàn trước đến ngàn sau, của cả một
            biển người - trong đó có những vị mà tên tuổi được
            nền  văn-hóa  nước  nhà  ghi  danh  và  hằng-hà-sa-số
            những  kẻ  vô-danh  song  sự  đóng  góp  của  họ  cho
            việc tạo-dựng một hệ-thống, một truyền-thống văn-
            tự tinh-hoa lại không phải là nhỏ.

            Khi  đề-cập  hai  chữ  thiêng-liêng  và  thân-thương:
            "Tiếng  Việt",  có  nghĩa  là  tác-giả  đã  cố  công  trình-
            bày về nguồn-gốc "Tiếng Nói” nước ta, và phần còn
            lại  chẳng  khác  nào  như  đã  dệt  ra  một  bức  tranh
            sơn-thủy  hữu-tình  về  diễn-tiến  lịch-sử  của  "Chữ
            Việt" tiếng mẹ đẻ chúng ta với tất cả vẻ đẹp trác-
            tuyệt qua những giai-đoạn phôi-thai, thăng-trầm lẫn
            kỳ-ảo của nó.

            Vâng,  đấy  chính  là  cách  bố-cục  và  diễn-giải  về  ý-
            nghĩa nội-dung cuốn sách Tiếng Việt Tuyệt-Vời mà
            tác-giả  Đỗ-Quang-Vinh  đã  chủ-tâm  bàn  đến  trong
            suốt trên 200 trang khảo-luận của ông. "Tiếng Nói"
                                          14
   10   11   12   13   14   15   16   17   18   19   20