Page 16 - Tiếng Việt Tuyệt Vời
P. 16

Tiếng Việt Tuyệt-Vời  Đỗ Quang-Vinh

            tức là ngôn-ngữ, tức là Ngữ-Việt thì ta đã có từ khi
            tổ-tiên chúng ta dựng nước. Để cho các thế-hệ trẻ
            mới lớn lên, trưởng-thành sau này ở nước ngoài dễ
            hình-dung dễ hiểu đến tiếng nói cùng Việt-văn của
            nước nhà, tưởng xin nhắc rõ Tổ-quốc Việt-Nam có 3
            Miền:  Miền  Bắc,  Miền  Trung  và  Miền  Nam.  Khởi-
            thủy là Miền Bắc và một phần Miền Trung vốn nơi
            quê-hương  bản-xứ  chính  của  dân-tộc  ta.  Lâu  dần,
            theo với thời-gian, với đà tiến-triển, phát-triển của
            sự tăng-trưởng dân-số cùng nhu-cầu sinh sống mà
            phần lớn dựa vào nông-nghiệp lại vì đất ruộng quá
            cằn-cỗi, đã thế còn bị thiên-tai hạn-hán hay bão lụt
            hàng năm làm mất mùa, người Việt bắt buộc phải
            di-dân  xuống  Miền  Nam  tìm  đất  sống.  Bên  cạnh
            yếu-tố thiên-nhiên khắc-nghiệt, còn nẩy sinh những
            cuộc  nội-chiến  tương-tàn  như  cuộc  chiến  Trịnh-
            Nguyễn phân-tranh và kế đến đời Nhà Tây-Sơn với
            người Anh-hùng Nguyễn-Huệ nổi dậy lùa quân của
            Chúa Nguyễn-Ánh vào tận Miền Nam. Ấy là chưa kể
            nhiều  đời  vua  chúa  khác  đã  gây  chiến  với  nước
            láng-giềng Chiêm-Thành, thôn-tính họ để mở rộng
            bờ  cõi.  Cho  nên,  tuy  cùng  một  giải  đất  nước  Việt
            nhưng ít ra dân tộc ta có 3 "giọng nói" chính khác
            nhau  do thủy-thổ, phong-tục và sự pha trộn tiếng
            địa-phương  mà  ra.  Có  điều,  người  ở  3  miền  đều
            nghe và hiểu được nhau, cùng nhau trao đổi về mọi
            vấn-đề.  Tất-nhiên  có  phần  nào  khó-khăn  đấy,
            nhưng không có nghĩa là "xa lạ", là "ngôn-ngữ bất
            đồng".


                                          15
   11   12   13   14   15   16   17   18   19   20   21