Page 3 - chủ đề 5
P. 3
Dành thời gian để nhận ra các cảm xúc của trẻ.
Cùng trẻ thiết lập nội quy trong gia đình, lớp học cho các hoạt động.
Tạo giới hạn và bình tĩnh khi trẻ vi phạm nội quy.
Luôn giữ cho âm điệu, giọng nói của mình hài hòa trong gia đình, lớp học tạo bầu
không khí tôn trọng. Tuỳ theo tình huống, có lúc giọng nói thể hiện sự quan tâm, phấn
khởi, khích lệ, có lúc rõ ràng, kiên quyết, nghiêm khắc.
Thái độ, hành vi của cha mẹ, thầy cô làm cho trẻ cảm thấy có giá trị
Luôn tiếp nhận các ý kiến của trẻ.
Lắng nghe trẻ nói.
Tạo cơ hội cho trẻ bộc lộ những khả năng của mình.
Hưởng ứng các ý tưởng hợp lý của trẻ.
Nếu trẻ mắc lỗi thì chú ý đến hành vi. Không đồng nhất hành vi tiêu cực với nhân
cách, con người của trẻ. Ví dụ, nếu trẻ làm vỡ lọ hoa do mải chơi thì không nên mắng
trẻ là “đồ hậu đậu, chẳng làm nên trò trống gì cả.”
5.1.2. Quyền trẻ em
Là các nhu cầu tất yếu bảo đảm cho việc sống còn và phát triển của trẻ em được
pháp luật ghi nhận và bảo vệ.
Những thuộc tính của quyền trẻ em
Quyền trẻ em chính là quyền con người được xây dựng dựa trên cơ sở quyền con
người nhưng có những nhu cầu và đặc điểm của trẻ em theo từng độ tuổi nhằm đảm bảo
cho sự tồn tại và phát triển của trẻ em.
Bất khả xâm phạm: Không ai có thể tước đoạt bất cứ một quyền nào của trẻ em trừ
trường hợp vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.
Áp dụng với mọi trẻ em: bình đẳng không phân biệt đối xử với bất kỳ cá nhân hay
nhóm trẻ em nào.
Liên quan với nhau và không thể tách rời: Việc không thực hiện một quyền nào đó
của trẻ em sẽ ảnh hưởng tới các quyền khác.
Quyền đi đôi với bổn phận: người lớn có trách nhiệm thực hiện quyền trẻ em, trẻ
em có trách nhiệm thực hiện bổn phận của. mình và tôn trọng quyền của những trẻ em
khác.
5.2. Quyền tham gia của trẻ em
5.2.1. Khái quát chung
4