Page 4 - chủ đề 5
P. 4

Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em (sau đây viết tắt là Công ước) dù không


                               quy định riêng, rõ ràng về “quyền tham gia”, nhưng có một nhóm các điều khoản của



                               Công ước liên quan đến vấn đề này, trong đó Điều 12 được coi là nền tảng. Các quyền



                               nằm trong nhóm quyền tham gia này gồm:




                                         Tự do bày tỏ ý kiến của mình và ý kiến của trẻ em phải được xem xét trong mọi


                               vấn đề hoặc thủ tục ảnh hưởng đến trẻ em (Điều 12);




                               Tự do ngôn luận: trẻ em có quyền bày tỏ các quan điểm của mình, thu nhận thông tin và


                               làm cho người khác biết đến các ý kiến và thông tin, bất kể sự khác biệt giữa các nước



                               (Điều 13);



                                         Tự do kết giao: trẻ em có quyền gặp gỡ những trẻ em khác, gia nhập hoặc lập hội



                               (Điều 15);



                               Nhà nước phải đảm bảo cho trẻ em được tiếp xúc với những thông tin và tài liệu có xuất



                               xứ  từ  các  nguồn  khác  nhau,  phải  khuyến  khích  các  phương  tiện  thông  tin  đại  chúng



                               truyền bá những thông tin có ích lợi về xã hội và văn hóa đối với trẻ em, Nhà nước phải



                               có những biện pháp bảo vệ trẻ em chống lại những tài liệu nguy hại (Điều 17).








                               * Theo Luật trẻ em năm 2016



                               Điều 33 quy định quyền được tiếp cận thông tin và tham gia hoạt động xã hội “Trẻ



                               em có quyền được tiếp cận thông tin đầy đủ, kịp thời, phù hợp; có quyền tìm kiếm, thu



                               nhận các thông tin dưới mọi hình thức theo quy định của pháp luật và được tham gia



                               hoạt động xã hội phù hợp với độ tuổi, mức độ trưởng thành, nhu cầu, năng lực của trẻ


                               em”.




                               Điều 34 quy định về quyền được bày tỏ ý kiến và hội họp “Trẻ em có quyền được bày tỏ ý



                               kiến, nguyện vọng về các vấn đề liên quan đến trẻ em; được tự do hội họp theo quy định



                               của pháp luật phù hợp với độ tuổi, mức độ trưởng thành và sự phát triển của trẻ em; được



                               cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân lắng nghe, tiếp thu, phản hồi ý kiến,


                               nguyện vọng chính đáng.”




                                         Đồng thời Luật trẻ em cũng quy định trẻ em có bổn phận với gia đình, nhà trường,



                               cộng đồng, quê hương, đất nước và bản thân.



                                         - Bổn phận của trẻ em đối với gia đình



                                         Kính trọng, lễ phép, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; yêu thương, quan tâm, chia sẻ



                               tình cảm, nguyện vọng với cha mẹ và các thành viên trong gia đình, dòng họ;




                                                                                                               5
   1   2   3   4   5   6   7   8   9