Page 105 - Di san van hoa An Duong
P. 105

ĐÌNH, cHÙA VÂN TRA, Xã AN ĐỒNG





                   ĐìNH VÂN TrA

                         ình Vân Tra thuộc thôn Vân Tra xã An Đồng. Ngôi đình được mang

                   Đchính tên quê hương Vân Tra, nơi cộng đồng dân cư sản sinh ra nó.
             Vân Tra (雲查),theo nghĩa Hán tự và được hiểu rộng ra là vùng đất tốt lành. Hiện
             nay Vân Tra là một thôn trong 7 thôn và 3 cụm dân cư của xã An Đồng, gồm các

             thôn: Vân Tra, Vĩnh Khê, Văn Cú, Trang Quan, Cái Tắt, An Dương, Vĩnh Hợp (thôn
             mới được thành lập), 3 cụm dân cư: cụm dân cư đại lộ Tôn Đức Thắng, cụm dân
             cư An Trang, cụm dân cư đường 208). Từ trung tâm thành phố theo nhiều ngả

             đường phố và có thể đi bằng nhiều phương tiện để đến cụm di tích đình - chùa
             Vân Tra, với quãng đường khoảng gần 7 km.

                   Theo sử sách và thần tích, làng Vân Tra được hình thành muộn nhất vào thời
             Đinh, thế kỷ X, bởi đầu triều Lý, Vân Tra đã là một phố thị sầm uất có nhiều

             thương nhân đến làm ăn buôn bán, trong đó có cả người Hoa. Theo danh sách số
             lượng và sự thay đổi các làng xã, thôn của huyện An Dương dưới triều Nguyễn
             (1802 - 1945), xã Vân Tra thuộc tổng Văn Cú. Tổng Văn Cú, gồm 10 xã: Văn Cú,

             Lương Quy, Hoàng Lâu, Hoa Phong (sau đổi Kiến Phong), Đồng Dụ, Tràng Duệ,
             Vĩnh Khê, Vân Tra, Đồng Giới, Minh Kha. Sau này, đến niên hiệu Duy Tân (1907-
             1916), xã Vân Tra thuộc tổng Đồng Dụ.

                   Đến khai sơn, mở địa đất Vân Tra đầu tiên có các dòng họ: Đỗ, Nguyễn, Lê...

             sau này hình thành nên trang ấp lớn, có thêm những dòng họ từ nhiều nơi đến tụ
             cư như: Phạm, Bạch, Vũ, Lương, Trần... Tuy ở nhiều địa phương khác nhau đến
             lập làng, nhưng các dòng họ luôn gắn bó, đoàn kết với nhau trong tình làng, nghĩa

             xóm. Theo truyền ngôn của người dân Vân Tra vẫn còn đến nay, thuở ban đầu có
             ông Đỗ Phú - một vị quan của triều đình được trị nhậm ở vùng cửa bể Hải Đông,
             khi thuyền cập bến ông thấy nơi đây đất tốt lành liền lưu lại đóng trại và cho dân

             lập ấp. Nhớ tới công đầu, người dân Vân Tra đã tôn vinh ông Đỗ Phú là vị tổ khai
             sáng, bậc tiên công của trang ấp quê hương và lập đền miếu phụng thờ. Đình ban
             đầu của làng Vân Tra thờ Ngài Đỗ Phú, nhân dân quen gọi là “Đình Nhỏ”. Nay

             ngôi  đình  này  không  còn  nữa,  nhưng  tên  tuổi  công  nghiệp  của  ông  vẫn  được
             người Vân Tra khắc ghi mãi trong tâm.



              105   DI SẢN VĂN HÓA TIÊU BIỂU HUYỆN AN DƯƠNG
   100   101   102   103   104   105   106   107   108   109   110