Page 102 - Di san van hoa An Duong
P. 102
- Long khám, long ngai và thần tượng: Gồm hai bộ thần tượng ngồi trong
long ngai, đặt trong long khám, được chế tác bằng gỗ quý, bài trí song đôi cùng
nhau trong cung cấm đình. Một là thần tượng đức thánh Nguyễn Đình Thản, một
là thần tượng của thánh mẫu Đào Tam Nương. Thần tượng tạc có kích thước
tương đương với người thường. Tượng thánh ông mặc phẩm phục đầu đội mũ
phốc, dính mặt nguyệt phía trán mũ. Thần tượng mặt vuông chữ điền, tai to, dài,
râu dưới cằm dài, mắt nhìn thẳng, ngồi trên bệ ngọc trong tư thế thiết triều. Thần
thái thần tượng toát lên vẻ uy nghi, cương nghị. Thần tượng thánh bà phu nhân
Đào Tam Nương, khuôn mặt thanh tú, tóc đen búi cao trên đỉnh đầu, tai to, dài,
mũi dọc dừa, lông mày lá liễu, mắt lá răm, cổ ba ngấn. Thần tượng mặc xiêm y
chùng nhiều lớp, chân phải gối gác lên ba lớp gối kê, chân trái xếp bằng, bàn tay
trái đặt úp trên gối chân trái, bàn tay phải đặt tự nhiên trong lòng đùi. Thần tượng
ngồi trên bệ ngọc, thần thái thần tượng thể hiện sự hiền từ, nhân hậu. Long khám,
long ngai, thần tượng có niên đại tạo tác đầu thế kỷ XX.
- Đại tự 1: đại tự làm bằng gỗ tốt treo trước cửa cung cấm. Đại tự có khung
diềm tạo kiểu vỏ măng, trên khung chạm khắc đề tài long vân, điểm xuyết có
các mảng gấm. Trong đại tự khắc nổi bốn chữ Hán lớn: “Thánh cung vạn tuế”
(聖躬萬歲), nghĩa là: mãi mãi cung kính, cúi đầu phụng thờ thánh. Đại tự tuy
không ghi lạc khoản, nhưng qua nét hoa văn trang trí, có thể xác định được tạo
tác đầu thế kỷ XX.
- Đại tự 2: đại tự làm bằng gỗ tốt, kích thước và hình thức trang trí khung
diềm như đại tự 1. Trong đại tự khắc nổi bốn chữ Hán lớn: “Giáng sinh dân
nhuận” (洚生民潤), có nghĩa là: thánh ban cho dân cư phát triển, đời sống đầy
thừa. Đại tự ghi lạc khoản, được chế tác vào mùa đông, niên hiệu Khải Định năm
thứ 7 (1922). Hạ khoản ghi: Bản xã Lý trưởng, Trần Trọng, cúng tiến, nghĩa: ông
Lý trưởng người trong xã là Trần Trọng cúng tiến bức đại tự.
- Nhang án tiền, làm bằng gỗ tốt, kiểu nhang án ô sa, trên mặt nhang án bốn
góc có bao loan chạm thủng hình rồng, mây. Nhang án quây ba mặt chân, trên
các mặt quây tạo những ô có kích thước khác nhau và đăng đối với nhau. Trong
các ô, chạm nổi các đề tài tứ linh, tứ quý, hoa lá thiêng. Nhang án được xác định
có niên đại chế tác cuối thế kỷ XIX.
- Long đình: làm bằng gỗ vàng tâm, chất gỗ quý bền, nhưng nhẹ để dễ di
chuyển và khiêng khi tham gia lễ rước thánh. Long đình bốn chân kiểu vuông
DI SẢN VĂN HÓA TIÊU BIỂU HUYỆN AN DƯƠNG 102