Page 101 - Di san van hoa An Duong
P. 101

Nam ghé Đông. Theo các cụ cao niên trong làng, trước đây đình có kiến trúc mặt
             bằng chữ nhị, đại bái mái chéo đao tầu góc, tọa lạc ở khu đất cao ráo, giữa làng.
             Nhưng hiện nay đình Tràng Duệ có mặt bằng kiến trúc chữ đinh gồm 3 gian đại
             bái và ba gian hậu cung trong đó có 1 gian cung cấm. Đình làm bằng vật liệu truyền

             thống, xây theo thức đầu hồi bít đốc, trụ đấu, mái chảy lợp ngói mũi. Trên mái
             cũng được đắp trang trí theo thức truyền thống, đỉnh bờ nóc đắp lưỡng long chầu
             nguyệt, hai đầu bờ nóc đắp kìm, bờ chảy đắp đấu. Bộ khung chịu lực tòa đại bái

             gồm bốn bộ vì, các bộ vì cấu tạo tương tự nhau và đăng đối qua gian trung tâm.
             Các bộ vì cấu tạo bốn hàng chân cột, kết cấu đơn giản, hai bộ vì hồi kiểu xà lòng
             làm nhiệm vụ khóa chặt bốn bộ vì với nhau. Dưới dạ câu đầu khắc dòng chữ Hán
             “Bảo Đại Mậu Thìn niên”, tức là vào năm 1928, ngôi đình được trùng tu lớn. Qua

             những trang trí, điêu khắc trên cấu kiện kiến trúc của ngôi đình, cùng với quy luật
             của công trình nhà gỗ cổ truyền cứ khoảng 70 đến 80 năm là phải trùng tu tôn tạo
             lớn, tức là phải thay cây chồng nóc

             và một số các cấu kiện đỡ mái như:
             rui, hoành và đảo ngói... Như vậy
             công  trình  đình  Tràng  Duệ  nêu
             trên được làm vào khoảng giữa thế

             kỷ  XIX.  Hậu  cung  đình  hai  gian,
             cấu tạo hai bộ vì. Bộ vì gian cung
             ngoài bốn hàng chân cột, kết cấu

             đơn giản. Bộ vì trước cửa cung cấm
             cột cái được thay bằng trụ gạch xây
             cao đến xà quá giang. Ngăn cách
             giữa cung cấm với bên ngoài là hệ

             thống cửa, cửa đóng theo kiểu cửa
             thùng khung khách.

                   Đình Tràng Duệ trải qua thời
             gian binh lửa, thăng trầm của lịch

             sử,  nhưng  hiện  nay  vẫn  bảo  tồn
             được một số đồ thờ tự, tư liệu có
             giá trị về lịch sử văn hóa. Sau đây

             xin giới thiệu một số những cổ vật
             tiêu biểu:                                              Thần tượng



              101   DI SẢN VĂN HÓA TIÊU BIỂU HUYỆN AN DƯƠNG
   96   97   98   99   100   101   102   103   104   105   106