Page 100 - Di san van hoa An Duong
P. 100
thập tàn quân khoảng 1 ngàn người lui về động Dã Năng, lập Thái tử là Sư Vượng
làm vua. Thời gian ấy, Hậu Lý mất ở Vũ Xương (Trung Quốc), tướng Lưu Phương
của nhà Tùy sai Vương Tĩnh vây đánh và bắt được Sư Vượng, ông Thản đã đánh
phá thoát khỏi vòng vây của địch. Không bao lâu do đau buồn về thời cuộc, ông
mất vào ngày 10 tháng 11 âm lịch ở nơi ẩn cư tại núi Phù Lang. Nhân dân địa
phương nơi ông mất rất thương xót, đã an táng ông tại Hoàng Sơn (Phù Lang,
Hoàng Sơn địa danh cổ hiện chưa xác định nơi nào). Phu nhân biết tin rất đau
khổ, buồn rầu, bà mang hết tài sản trao cho dân làng, rồi tìm đến nơi ông Thản
mất. Đến nơi an táng ông, bà khóc lóc thảm thiết, từ đó mắc bệnh và qua đời, mộ
bà cũng táng tại núi Phù Lang. Người dân Tràng Duệ nhớ ơn công lao của ông, bà
Thản đã lập miếu thờ hai vợ chồng ông. Từ đó, ông, bà thường hiển linh cứu dân,
giúp nước. Đến thời vua Lý Thánh Tông mang quân đánh giặc Chiêm Thành, hai
vị thần báo mộng âm phù. Sau khải hoàn, vua Lý ban phong, ông Thản được sắc
tặng: “Xích đương, Đình lộ tướng công Đại Vương”, bà Đào Tam Nương được
tặng: “Đào Tam Nương phu nhân tặng linh ứng Hoàng hậu”. Niên hiệu Trùng
Hưng năm đầu đời Trần (1285), một vị được ban tặng mỹ tự “Anh liệt”. Niên hiệu
Hưng Long 21 đời Trần (1314), vì các vị thần có công âm phù, nên phu nhân Đào
Tam Nương được sắc tặng: “Phương dung, Ý đức”.
Vị Thành hoàng thứ 3: Ngài Vũ Khắc Kế, như trên đã nêu, là người làng
Tràng Duệ. Ông đỗ Tiến sĩ thời vua Mạc Đăng Doanh, làm quan tới chức
Thượng thư. Người dân địa phương Tràng Duệ vẫn có những truyền ngôn tốt
đẹp về ông. Ông là vị đại thần của triều Mạc, khi trí sĩ tại quê hương Tràng Duệ,
ông sống trong cảnh thanh bần. Ông mở trường dạy học tại quê nhà, mở mang
tri thức, giáo hóa những điều tốt đẹp cho người dân, công đức của ông để lại
cho đất nước và đặc biệt là cho người dân địa phương rất to lớn. Chính vì vậy,
sau khi ông qua đời người dân đã tri ân, tôn vinh ông làm Thành hoàng làng và
được phụng thờ tại đình làng Tràng Duệ. Tại thành phố Hải Phòng sách “Ông
nghè đất Cảng” đã chép về ông. Bia đá “Bản huyện văn thuộc bi”, dựng vào
niên hiệu Cảnh Hưng thứ 15 (1754) ghi danh ông đỗ tiến sĩ cùng với các vị đỗ
tiến sĩ của huyện An Dương.
Đình Tràng Duệ, tương truyền được khởi dựng từ thời Hậu Lê, thế kỷ XVII-
XVIII, qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo, đình Tràng Duệ hiện nay là công trình được
xây dựng vào thời Nguyễn, khoảng giữa thế kỷ XIX. Đình Tràng Duệ nhìn về hướng
DI SẢN VĂN HÓA TIÊU BIỂU HUYỆN AN DƯƠNG 100