Page 98 - Di san van hoa An Duong
P. 98
Làng Tràng Duệ có trên 20 hộ gia đình theo Công giáo, quy mô phạm vi sinh
hoạt ở mức họ giáo.
Theo truyền ngôn của các bậc cao niên, từ một số dòng họ ban đầu đến
dựng làng, lập ấp, như họ: Vũ, Nguyễn, Hoàng… tiếp sau làng Tràng Duệ có tới
32 dòng họ từ các nơi đến định cư để cùng chung tay xây dựng quê hương. Đến
nay không phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo, tinh thần đoàn kết trong dân làng
Tràng Duệ vẫn được phát huy tốt đẹp. Do binh lửa chiến tranh, thăng trầm của
lịch sử, gia phả, phú ý của các dòng họ bị thất lạc nên không rõ dòng họ phát tích
từ đâu tới và đến nay cụ thể là bao nhiêu đời.
Tràng Duệ là đất khoa bảng, quê hương có Ngài Vũ Khắc Kế (1524- ?) đỗ Đệ
tam giáp Đồng tiến sĩ xuất thân khoa thi năm Quý Sửu (1553), niên hiệu Cảnh
Lịch thứ 6, đời vua Mạc Tuyên Tông. Vũ Khắc Kế thi đỗ Tiến sĩ lúc ông 30 tuổi,
ông làm quan tới chức Thượng thư, sau về chí sĩ. Theo truyền ngôn tại địa
phương, sau khi về quê Tràng Duệ, ông mở trường dạy học, nơi trường ông dạy
học xưa, nay người dân địa phương vẫn còn ghi nhớ. Do ông có nhiều công lao
với dân, với nước, nên ông được suy tôn làm Thành hoàng làng và được thờ tại
đình Tràng Duệ.
Tràng Duệ cũng là địa phương có nhiều thành tích trong các cuộc kháng
chiến giải phóng dân tộc. Đình Tràng Duệ trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ
cứu nước đã nhiều năm là kho quân nhu của lực lượng vũ trang. Ngôi chùa làng
Tràng Duệ là địa điểm hoạt động của lực lượng kháng chiến chống Pháp, nhà sư
trụ trì của chùa đã tham gia chống giặc và đã trở thành liệt sĩ. Đóng góp trong sự
nghiệp kháng chiến bảo vệ tổ quốc, làng Tràng Duệ có 5 Bà mẹ Việt Nam Anh
hùng, 68 liệt sĩ và nhiều thương, bệnh binh. Ngày nay làng Tràng Duệ đã trở thành
đơn vị nông thôn mới và đang phấn đấu, xây dựng thành địa phương đạt danh
hiệu nông thôn mới kiểu mẫu.
Đình Tràng Duệ thờ ba vị Thành hoàng: Ngài Nguyễn Đình Thản, bà Đào
Tam Nương (phu nhân của ông Thản) và Ngài Vũ Khắc Kế. Theo bản thần tích
làng Tràng Duệ bằng chữ Hán, được các vị chức sắc của làng sao lục gửi về trên
tháng 3, niên hiệu Bảo Đại thứ 9 (1934), thân thế sự nghiệp của hai vị Thành
hoàng Nguyễn Đình Thản và Đào Tam Nương được tóm lược như sau:
Ngài Nguyễn Đình Thản là con cụ Nguyễn Khuông, quê ở Nam Đường, châu
Ái, nay là đất Thanh Hóa. Vốn dòng dõi Nho gia tinh thông cả y, lý, phong thủy,
DI SẢN VĂN HÓA TIÊU BIỂU HUYỆN AN DƯƠNG 98